logo_header

Mô hình SWOT của H&M

08:24 14/09/2022

Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của H&M

H&M (viết tắt của Hennes & Mauritz) là một công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển, nổi tiếng với các mặt hàng thời trang giá rẻ. H&M và các nhãn hiệu trực thuộc hiện đang hoạt động tại 74 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng hơn 5,000 cửa hàng, tuyển dụng hơn 126,000 nhân viên trong năm 2019.

Đây là nhà bán lẻ thời trang lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Inditex của Tây Ban Nha (công ty mẹ của Zara). Công ty xây dựng mạng lưới kinh doanh trực tuyến lớn mạnh với hệ thống các cửa hàng trực tuyến tại 33 quốc gia, COS ở 19 quốc gia, Monki và Weekday tại 18 quốc gia, & Other Stories ở 13 quốc gia, Cheap Monday ở 5 quốc gia.

Bắt đầu từ bộ sưu tập chung với nhà thiết kế Karl Lagerfeld tháng 11 năm 2005, hằng năm H&M đều cộng tác với một nhà mốt tên tuổi để ra mắt một bộ sưu tập đặc biệt. Những bộ sưu tập này được sản xuất giới hạn và chỉ bày bán tại một số cửa hàng chọn lọc. Do vậy, các sản phẩm thường cháy hàng trong thời gian ngắn. Thậm chí chúng còn được một số tay buôn còn bán lại với giá cao hơn nhiều so với giá ban đầu.

Thời trang H&M

Bên cạnh các nhà mốt nổi tiếng, H&M cũng thường xuyên làm việc với các nghệ sĩ nổi tiếng để đưa phong cách của họ đến gần hơn với người mua. Năm 2007, H&M hợp tác với ca sĩ người Mỹ Madonna và ca sĩ người Úc Kylie Minogue, rồi sau đó là Lana Del Rey năm 2012. Một bộ sưu tập nhỏ bao gồm phụ kiện và trang sức được hợp tác thiết kế với biên tập của tạp chí Vogue Anna Dello Russo được giới thiệu năm 2012. Beyonce, Zara Larsson, Naomi Campbell và cầu thủ bóng đá David Beckham cũng đã từng hợp tác với H&M.

Tháng 06/2007, H&M hợp tác với công ty trò chơi điện tử Maxis để đưa các thiết kế của mình vào tựa game The Sims 2 trong bản mở rộng H&M Fashion Stuff.

Việt Nam là thị trường thứ 68 trên toàn cầu và là thị trường thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á của H&M. Cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam khai trương ngày 9 tháng 9 năm 2017 tại Trung tâm thương mại Vincom Đồng Khởi (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Cửa hàng thứ 2 tại Việt Nam và đầu tiên tại thủ đô Hà Nội được đặt tại Trung Tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City (quận Thanh Xuân) khai trương ngày 11 tháng 11 năm 2017.

Không giống với các thương hiệu thời trang khác thường gia nhập thị trường bằng hình thức nhượng quyền, H&M thành lập công ty tại Việt Nam và hoạt động như một chi nhánh với đội ngũ quản lý, nhân sự riêng. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đã sản xuất cho H&M từ năm 2011. Thương hiệu này đang làm việc với khoảng 30 nhà cung cấp với trên 40 nhà máy Việt Nam. Các nhà cung cấp ở Việt Nam cung ứng cho H&M sản phẩm chủ đạo như phụ kiện thời trang, giày dép, áo khoác, đồ len, dệt kim, v.v.

Strengths (Điểm mạnh) của H&M

Phân tích mô hình SWOT của H&M bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của H&M.

Chiến lược thời trang nhanh hiệu quả

Sau khi được ông Erling Persson thành lập vào năm 1947 tại Thụy Điển, H&M đã liên tục phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh với hàng nghìn cửa hàng trên toàn thế giới. Với cách tiếp thị sáng tạo và khả năng sản xuất nhanh chóng, H&M đã trở thành là một trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng trên toàn cầu. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Theo các chuyên gia, chiến lược thời trang nhanh của H&M là một trong những lý do khiến hãng này gặt hái nhiều thành công. Khái niệm kinh doanh của thương hiệu này rất đơn giản và khá dễ hiểu khi hứa hẹn cung cấp các trang phục thời trang chất lượng ở mức giá tốt nhất. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

H&M cung cấp các mẫu quần áo cho nữ giới, nam giới, trẻ em, phù hợp với những xu hướng thời trang mới nhất. Nhờ vậy, bất cứ thứ gì người tiêu dùng cần, từ trang phục cơ bản đến trang phục dạ hội, H&M đều có thể cung cấp với giá cả phải chăng. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Chiến lược thời trang nhanh cũng đảm bảo luôn có các lô hàng trang phục mới được cập nhật hàng ngày tại các cửa hàng của hãng trên toàn cầu. Bộ sưu tập mới liên tục được trưng bày là một trong những lý do lôi cuốn khách hàng tiếp tục quay lại các cửa hàng để không bỏ lỡ những thiết kế mới. Chiến lược này giúp H&M có lưu lượng khách hàng tiếp cận nhiều hơn và tỷ lệ bán hàng cũng cao hơn.

Một bí quyết hàng đầu khác dẫn đến thành công của H&M là sự phối hợp của hãng. Chiến lược tiếp thị của thương hiệu này là thuyết phục khách hàng tìm đến H&M như một giải pháp thay thế thời trang sang trọng. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Theo đó, H&M có bộ sưu tập hàng năm với các hãng thời trang hạng sang như Versace, Karl Lagerfeld và Balmain. Chiến lược tiếp thị này là một trong những đặc điểm hàng đầu giúp phân biệt thương hiệu thời trang nhanh H&M với các hãng đối thủ như Zara. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Chuỗi cung ứng kịp thời và hiệu quả

Khi nhắc đến H&M, định vị của họ xoay quanh châm ngôn: quần áo hợp xu hướng với giá cả phải chăng. H&M cung cấp đầy đủ mặc hàng cần thiết: từ quần áo thời trang, đến đồ bơi, giày dép, đồ lót và phụ kiện. Để làm được điều này, H&M buộc phải tạo ra một chuỗi cung ứng cho phép họ phản ứng kịp thời với những xu hướng đang thay đổi đồng thời đảm bảo chất lượng để duy trì niềm tin với khách hàng, và nhất thiết phải kiểm soát được mức giá. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Họ tìm thấy giải pháp thích hợp

hợp tác với các nhà sản xuất có kinh nghiệm ở các nền kinh tế đang phát triển cho các mặt hàng cơ bản, H&M đã giảm thiểu chi phí đầu vào trong khi vẫn có chất lượng ở mức chấp nhận được. Các sản phẩm cao cấp hơn, cũng như những sản phẩm đòi hỏi thời gian sản xuất nhanh hơn chỉ trong 20 ngày, được sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ và khắp châu Âu. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Trong cả hai trường hợp, các văn phòng sản xuất có vị trí chiến lược cho phép H&M giữ mối liên hệ chặt chẽ với các đối tác sản xuất của mình. Với việc bổ sung hàng tồn tại cửa hàng hàng ngày, H&M có thể điều chỉnh các dịch vụ tại cửa hàng trên cơ sở từng địa điểm từ dữ liệu bán hàng thông qua các phần mềm quản lý của họ. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Tận dụng sự hợp tác với người nổi tiếng và các nhà thiết kế lẫy lừng

H&M không nghĩ rằng họ và những nhà thiết kế trứ danh của dòng thời trang cao cấp là không phù hợp. Một trong những sáng kiến ​​được yêu thích nhất của H&M là chuỗi hợp tác liên tục không chỉ với những người có ảnh hưởng nổi tiếng mà còn với các nhà thiết kế thời trang cao cấp. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Năm 2004, H&M hợp tác với nhà thiết kế huyền thoại Karl Lagerfeld để tạo ra một bộ sưu tập đặc biệt, và họ bán hết vèo chúng trong vòng vài phút. Những mối quan hệ đối tác này mang đến lợi ích cho cả đôi bên. H&M mang đến cho khách hàng các sản phẩm mang âm hưởng và hơi thở của thời trang cao cấp, và mặt khác những nhà thiết kế danh tiếng có một con đường để phổ biến với đại chúng. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

H&M kết hợp với nhà thiết kế Karl Lagerfeld

Beckham, Madonna, The Weeknd và nhiều người nổi tiếng khác đều đã từng hợp tác với H&M. Các thương hiệu khác đã nhanh chóng chú ý đến những thành công vượt bậc này, Uniqlo và Topshop đều noi gương H&M tạo nên những cuộc hợp tác sau này. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Tiếp cận thị trường và người tiêu dùng một cách có đạo đức

Nghe có vẻ thật vô lý trong khi những nhà bán lẻ bao đời nay luôn cố gắng đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá của mình qua nhiều cách thức. Thương hiệu Tây Ban Nha, Zara – đối thủ cạnh tranh chính của H&M và cả hai thường xuyên tranh giành vị trí bán hàng hàng đầu của nhau. Tại Ấn Độ, H&M đã giành được chiến thắng khi đánh bại Zara trong trò chơi định giá.

Không thể phù hợp với giá của H&M, Zara chỉ có thể nhìn H&M tăng gấp đôi doanh số bán hàng của mình trong khoảng thời gian chín tháng. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Tuy nhiên, H&M nhanh chóng nhận ra không phải cứ bán rẻ để bán nhiều là cách làm tốt nhất. Họ bắt đầu chuyển hướng từ thời trang nhanh giá rẻ để đi một con đường khó khăn hơn, thương hiệu dẫn đầu về tính bền vững. Phương pháp tiếp cận “vòng tròn” mới của công ty hướng khách hàng đến thói quen mua sắm thân thiện với môi trường, tập trung vào quần áo đẹp bền lâu hơn và có thể tái chế được. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

H&M không ngại tính phí nhiều hơn cho mỗi mặt hàng, đồng thời khuyến khích người khách hàng mua ít mặt hàng hơn. Điều này giúp H&M “ghi điểm” nhiều hơn khi xu hướng tiêu dùng chung dần dịch chuyển từ thời trang nhanh sang sản phẩm thời trang bền vững và có đạo đức. Và cũng nhờ điều này, H&M không rơi vào danh sách thương hiệu bị đào thải khỏi thời cuộc hiện nay. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

H&M cũng được biết đến là một thương hiệu có ý thức về môi trường. Karl-Johan Persson, một lãnh đạo cấp cao của H&M cho biết mục tiêu của hãng này là làm cho thời trang trở nên bền vững. H&M là một trong hàng chục hãng thời trang hàng đầu thế giới cam kết giảm khí gây hiệu ứng nhà kính xuống còn 30% vào năm 2030. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Năm 2019, H&M đã thông báo ngừng việc mua da thuộc từ Brazil nhằm phản đối tình trạng cháy rừng lan rộng tại rừng mưa Amazon ở nước này, vốn gây ra sự phản đối rộng rãi trên toàn cầu. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Weaknesses (Điểm yếu) của H&M

Phân tích mô hình SWOT của H&M tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của H&M.

Thuê ngoài để sản xuất quá nhiều

H&M duy trì một đội ngũ thiết kế tại Stockholm với hơn 100 thợ mẫu, được hỗ trợ bởi 700 nhà cung cấp và hơn 20 trung tâm sản xuất trên khắp thế giới. Hoạt động cốt lõi của H&M nằm ở khâu thiết kế, phần còn lại, từ sản xuất cho đến phân phối, H&M sử dụng một mạng lưới các công ty thuê ngoài, bao gồm cả việc dự đoán xu hướng thời trang qua công ty Worth Global Styles Network (WGSN).

Không sở hữu bất cứ một nhà máy nào nhưng H&M thuê ngoài hơn 700 công ty tại 20 nước để duy trì hệ thống thu mua – sản xuất của mình và giữ mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp nhằm cạnh tranh về giá cả. Để mạng lưới thuê ngoài thực sự hiệu quả, H&M sở hữu hàng chục nhân viên giám sát và điều phối trên khắp thế giới – hay còn gọi là những nhân viên chuỗi cung ứng, hoạt động như là một cầu nối giữa H&M và nhà máy sản xuất, đảm bảo hàng hóa được hoàn thành với chất lượng cao nhất nhưng giá cả hợp lý nhất.

Tuy nhiên, bất chấp những ưu điểm của nó, chiến lược thuê ngoài này cũng hạn chế sự kiểm soát mà H&M thực sự có đối trong quá trình sản xuất. Các vấn đề phát sinh tại các nhà máy thuê ngoài có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho việc bán hàng và hoạt động của công ty. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Thiết kế chưa có nhiều nổi bật

Những bộ quần áo được H&M bán luôn hợp thời trang và có chất lượng cao, nhưng chúng chưa có tính đột phá và nổi bật. Nhiều mặt hàng được tạo hoa văn theo sản phẩm của các nhà thiết kế khác. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Năm 2018, H&M bị các thương hiệu cao cấp đồng loạt chỉ trích vì điểm giống nhau đến ngỡ ngàng giữa 2 thiết kế bare midriff với đường cut-out táo bạo của H&M và Balenciaga.

Trong khi thiết kế của Balenciaga có giá 1.535 USD thì sản phẩm của H&M chỉ vỏn vẹn… 19.95 USD. Cùng chung cảnh ngộ là thương hiệu Celine với chiếc đầm cổ V pha ren lưới khá lạ mắt hay là chiếc sweatshirt mặt hổ nổi tiếng của Kenzo đã được H&M đã vô cùng nhạy bén sản xuất những sản phẩm tương tự, với mức giá rẻ chỉ bằng 1/10. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Mới đây nhất, bộ sưu tập “Conscious” của H&M đã gây xôn xao giới thời trang. Theo báo cáo của Diet Prada, dòng sản phẩm này có các thiết kế tương tự từ danh mục sản phẩm của Comme Des Garçons và Balenciaga, cũng như các sản phẩm nhái trực tiếp thiết kế dệt kim của nhà thiết kế mới nổi Chet Lo. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Theo Diet Prada, H&M đã tung ra những mẫu quần áo mới, trong đó có một chiếc áo croptop màu cam và một chiếc váy màu hồng loang với bề mặt có gai. Sự giống nhau giữa chiếc áo và váy của H&M và thiết kế của Chet Los hiện đã trở thành tâm điểm bàn tán trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của nhà thiết kế Harris Reed thảo luận trên Instagram của Diet Prada, cùng những người khác. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Khủng hoảng truyền thông ngày càng gia tăng

Năm 2018, H&M lên tiếng xin lỗi vì hình ảnh quảng bá sản phẩm bị cho là phân biệt chủng tộc trên website bán hàng tại Anh khiến cư dân mạng phẫn nộ. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Cụ thể, hãng này đã sử dụng người mẫu nhí da đen mặc chiếc áo in dòng chữ “coolest monkey in the jungle” (chú khỉ ngầu nhất trong rừng). Bên cạnh đó là 2 mẫu nhí da trắng, một mặc áo hình thú không in chữ, một mặc áo in hình hổ kèm dòng chữ “survival expert” (chuyên gia sinh tồn). “Monkey” (con khỉ) trong lịch sử là từ mang ý nghĩa phân biệt chủng tộc đối với người da đen, gợi đến sự sỉ nhục mà những người da màu phải chịu đựng vài thế kỷ trước.

H&M bị chỉ trích có hành vi phân biệt chủng tộc

Ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng The Weeknd – nhân vật từng hợp tác với H&M – đăng tải lên Twitter nói rằng anh cảm thấy “sốc và xấu hổ” bởi hình ảnh đó và sẽ dừng làm việc với công ty này. Một số người dùng Twitter cho rằng tác giả của những hình ảnh này có thể là một người thiếu hiểu biết về văn hoá. Dù có dân số da đen khá lớn, Thụy Điển từng bị chỉ trích mạnh mẽ vì cho phép văn hoá phân biệt chủng tộc trong quá khứ. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Năm 2020, H&M thành tâm điểm của làn sóng tẩy chay tại Trung Quốc vì một phát ngôn tuyên bố không dùng bông sản xuất tại tỉnh Tân Cương do lo ngại vấn đề nhân quyền. Thương hiệu bán lẻ thời trang nhấn mạnh, làn sóng tẩy chay hiện nay có thể phủ bóng đen lên hoạt động thị trường của họ tại Trung Quốc – nơi vẫn là một trong bốn thị trường hàng đầu của tập đoàn.

Giữa làn sóng tẩy chay, các sản phẩm của H&M nhanh chóng biến mất khỏi các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc như Alibaba và JD.com. Vị trí của hơn 500 cửa hàng bán lẻ H&M tại Trung Quốc bị xóa khỏi dịch vụ bản đồ của Alibaba và Baidu – công cụ tìm kiếm hàng đầu Trung Quốc. Chưa hết, các chủ mặt bằng tại ít nhất 6 thành phố cấp thấp đã buộc H&M đóng cửa hàng. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Opportunities (Cơ hội) của H&M

Phân tích mô hình SWOT của H&M tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của H&M.

Thời trang ngoại hút khách

Trước đây, khi muốn mua hàng hiệu, người tiêu dùng phải order từ nước ngoài và phải khó khăn tìm cách vận chuyển về Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, hàng hiệu tự tìm đến Việt Nam ngày càng nhiều. Hàng loạt thương hiệu lớn lần lượt đổ bộ vào thị trường tiềm năng béo bở này và đều đạt được những thành công không nhỏ. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Theo Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, có khoảng hơn 200 thương hiệu thời trang nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam, chiếm hơn 60% thị phần, với các hãng từ hàng trung bình đến cao cấp như: Chanel, Giovanni, Salvatore Ferragamo, Versace, Burberry, Topshop, Mango, Zara, H&M, Uniqlo. Trong đó, Zara, H&M và Uniqlo là những cái tên nổi bật trong thị trường thời trang nhanh tại Việt Nam. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Tiềm năng thị trường thời trang bán lẻ tại Việt Nam lớn

Thị trường thời trang bán lẻ Việt Nam luôn được các “đại gia” nước ngoài đánh giá là khá tiềm năng, nên tạo sức hút không hề nhỏ. Theo khảo sát trực tuyến gần đây của hãng Nielsen, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về yêu chuộng hàng hiệu, 56% người Việt sẵn sàng chi tiền mua hàng hiệu. Bên cạnh đó, với quy mô dân số hơn 97 triệu người và cơ cấu dân số trẻ – theo Ngân hàng Thế giới, 70% dân số dưới 35 tuổi (2019) – tăng trưởng trong chi tiêu thời trang ở Việt Nam là đầy triển vọng. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Còn theo công ty nghiên cứu thị trường Statista, quy mô thị trường quần áo Việt Nam năm 2019 ước đạt 5,6 tỷ USD, với mức tăng trưởng kỳ vọng 8,8% mỗi năm trong giai đoạn 2019-2023. Đặc biệt, 97% doanh thu thị trường đến từ những mặt hàng quần áo bình dân, không phải hàng cao cấp (Non-Luxury Goods). Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Ngoài ra, báo cáo của hãng nghiên cứu Wealth-X cho biết, Việt Nam nằm trong top 10 nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng người giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2018 – 2023 với 10,1% mỗi năm, chỉ đứng sau Nigeria (16,3%), Ai Cập (12,5%) và Bangladesh (11,4%). Trước đó, Wealth-X cũng xếp Việt Nam vào top 3 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng người giàu nhanh nhất thế giới giai đoạn 2012 – 2017 với 12,7% mỗi năm. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Điều này cho thấy, điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, người Việt ngày càng quan tâm, trau chuốt cho vẻ bề ngoài, sức mua các mặt hàng thời trang cũng theo đó mà tăng lên. Đặc biệt, sự nổi trội về nhiều mặt khiến hàng thời trang ngoại vẫn được lòng người tiêu dùng Việt. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Thương mại điện tử ngành thời trang tăng trưởng nhanh

Chiếm 8,57% dân số toàn cầu, khu vực này hứa hẹn sẽ đóng góp sức tiêu thụ lớn cho thị trường TMĐT. Do đó, thị trường Đông Nam Á mới nổi thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Theo số liệu Statista cung cấp, ngành hàng Thời trang nói chung trên nền tảng TMĐT toàn cầu đạt 759.466 triệu USD. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dự kiến năm 2021 đạt 7,18%, thấp hơn thị trường Đông Nam Á (10.83%). Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Theo số liệu tổng hợp được, tổng giá trị ngành hàng thời trang trên nền tảng thương mại điện tử Philippines là 749 triệu USD, tiếp theo là Thái Lan (844 triệu USD), Việt Nam (1.685 triệu USD), Malaysia (1.834 triệu USD) và dẫn đầu trong khu vực là Indonesia với 12.556 triệu USD. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Theo Cục thương mại điện tử và kinh tế số, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020 với mức tăng 18%, quy mô thị trường 11,8 tỷ USD, và ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Threats (Thách thức) của H&M

Phân tích mô hình SWOT của H&M cuối cùng là Threats (Thách thức) của H&M.

Cạnh tranh gay gắt

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của H&M phải kể đến Zara, Uniqlo, GAP hay mới đây là các tập đoàn kinh doanh tích hợp khác. Mỗi năm Zara tung ra 11.000 sản phẩm trong khi H&M chỉ có 2.000 còn GAP chỉ có 4.000. Vòng quay hàng tồn kho của Zara kéo dài 6 ngày, trong khi H&M là 52 ngày và GAP là 94 ngày. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Hay mới đây, năm 2022, nhãn hàng riêng của Aeon’s My Closet vừa ra mắt tại Aeon Mall Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp quần áo hàng ngày với giá chỉ bằng một nửa so với các thương hiệu cạnh tranh. Nhãn hiệu riêng mới là một phần của chiến lược tăng trưởng “quan trọng nhất” ở nước ngoài của Aeon. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Dòng sản phẩm này có khoảng 400 mặt hàng khác nhau, chẳng hạn như áo phông và quần short, chủ yếu nhắm đến phụ nữ từ 16 đến 24 tuổi. Quần áo tập trung vào các màu cơ bản phổ biến như đỏ và vàng. Quần áo có giá từ 50% đến 75% giá của các mặt hàng tương tự của các nhà sản xuất khác, cạnh tranh trực tiếp với H&M hay Uniqlo. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Người tiêu dùng dè sẻn chi tiêu

Những tháng gần đây, lạm phát là một nội dung được bàn luận nhiều nhất tại các tuần lễ thời trang ở Paris và Milan. Giá các nguyên liệu trong lĩnh vực dệt may, giống như nhiều nguyên liệu thô khác, đang tăng vọt do nhu cầu tiêu thụ phục hồi sau đại dịch và chi phí năng lượng, vận chuyển tăng cao. Giá sợi bông, vải lanh, lụa và len, cũng như các vật liệu tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ cũng đều đã tăng cao, chủ yếu là do tình trạng căng thẳng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Trong một cuộc khảo sát vào cuối tháng 5 của S&P, trong ba tháng đầu năm 2022, người tiêu dùng mua ít mặt hàng hơn 6% so với quý đầu tiên của năm 2021. Hơn 8 trong số 10 người tiêu dùng Hoa Kỳ cho biết họ có kế hoạch thực hiện những thay đổi hơn nữa để giảm chi tiêu của mình trong 3 đến 6 tháng tới. Một cuộc khảo sát của UBS mới đây cũng đã cho thấy chỉ có khoảng 39% người tiêu dùng Mỹ cho biết họ có kế hoạch chi cho mùa tựu trường năm nay giảm so với năm trước. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Trong bối cảnh giá cả leo thang, nguy cơ lạm phát bủa vây, ngay cả giới giàu có cũng nhận ra đây không phải thời điểm thích hợp để tiêu xài phung phí. Theo khảo sát tháng trước của Deloitte tại Hàn Quốc, 74% người giàu được hỏi cho biết họ lo lắng về chi phí sinh hoạt tiếp tục tăng. 77% người thuộc tầng lớp trung lưu cũng có cùng quan điểm. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Trước tình hình này, các nhà bán lẻ thời trang đang phải tìm cách xác định mức độ tăng giá bán sao cho không làm mất khách hàng mà vẫn đủ cân đối chi phí. Brian Ehrig, đối tác trong lĩnh vực tiêu dùng của Công ty tư vấn Kearney cho biết, một số thương hiệu đang giảm chi phí bằng cách sử dụng da thuộc chất lượng thấp hơn, bông vải (cotton) nhẹ hơn hoặc phụ kiện đính quần áo rẻ hơn. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Một số thương hiệu thì chuyển sang sử dụng các kỹ thuật sản xuất có chi phí thấp hơn. Trong khi đó, một số thương hiệu cao cấp chọn đi theo xu hướng ngược lại: tăng thêm chất lượng cho sản phẩm với hy vọng người tiêu dùng sẽ chấp nhận mức giá bán cao hơn. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của H&M.

Series mô hình SWOT

Mô hình SWOT của Honda

Mô hình SWOT của Netflix

Mô hình SWOT của Puma

Mô hình SWOT của Coca - Cola

Mô hình SWOT của Heineken

Mô hình SWOT của cà phê Trung Nguyên​

Mô hình SWOT của Adidas​

Mô hình SWOT của Unilever​

Mô hình SWOT của TIKI​

Mô hình SWOT của H&M​

Mô hình SWOT của Vietnam Airlines​

Mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai​

Mô hình SWOT của ngân hàng Agribank​

Mô hình SWOT của Baemin​

Mô hình SWOT của bia Tiger​

Mô hình SWOT của McDonald's​

Mô hình SWOT của Facebook​

Mô hình SWOT của ngân hàng BIDV​

Mô hình SWOT của Twitter​

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

https://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webphttps://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webp

Liên hệ MekongSoft để được tư vấn giải pháp phần mềm

Hồ Chí Minh

0944 443 558

Số 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

support@mekongsoft.com.vn

Kiên Giang

0901 000 508

L.33-7 đường số 2, KDC An Bình, Phường An Bình, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Cần Thơ

0939 802 202

D7 Lê Tấn Quốc, KĐTM Hưng Phú, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ

logo

Công ty Cổ phần Phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý chuyên biệt của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo đặc thù lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED