logo_header

Mô hình SWOT của Unilever

14/09/2022 15:05

Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Unilever

Unilever PLC là một tập đoàn hàng tiêu dùng đa quốc gia được Anh và Hà Lan thành lập. Hiện tại công ty chỉ có 1 có trụ sở chính tại London (Anh), sau khi sát nhập với Unilever N.V (trụ sở tại Hà Lan).

Các sản phẩm của tập đoàn bao gồm 3 ngành hàng chính và cũng là 3 bộ phận kinh doanh chính của công ty:

  1. Chăm sóc cá nhân và làm đẹp (Beauty & Personal Care): Chiếm khoảng 42% doanh thu (số liệu năm 2020)
  2. Thực phẩm và giải khát (Foods & Refreshment): Chiếm khoảng 38% doanh thu (số liệu năm 2020)
  3. Chăm sóc nhà cửa (Home Care): Chiếm khoảng 20% doanh thu (số liệu năm 2020)
  4. Unilever sở hữu hơn 400 nhãn hiệu với doanh thu năm 2020 là 51 tỷ Euro với 13 thương hiệu có doanh số hơn 1 tỷ Euro: Axe/Lynx, Dove, Omo/ Persil, Heartbrand/ Wall’s, Hellmann’s, Knorr, Lipton, Lux, Magnum, Rexona/ Degree, Lifebuoy, Sunsilk và Sunlight.

Unilever được thành lập ngày 02/09/1929 bởi sự sáp nhập của 2 doanh nghiệp là Lever Brothers (một công ty sản xuất xà bông tại Anh) và Margarine Unie (một công ty sản xuất bơ thực vật tại Hà Lan). Trong nửa sau của thế kỷ 20, công ty ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm của mình và mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn thế giới.

unilever

Unilever đã thực hiện nhiều vụ mua lại công ty, bao gồm: Lipton (1971), Brooke Bond (1984), Chesebrough-Ponds (1987), Best Foods (2000), Ben & Jerry’s (2000), Alberto-Culver (2010), Dollar Shave Club (2016) và Pukka Herbs (2017). Trong những năm 2010, dưới sự lãnh đạo của Paul Polman (CEO của Unilever thời điểm này), công ty chuyển dần trọng tâm của mình sang các thương hiệu thuộc ngành hàng chăm sóc cá nhân và làm đẹp (Beauty & Personal Care).

Trước đây, Unilever bao gồm gồm 2 công ty cổ phần là Unilever N.V (Rotterdam, Hà Lan) và Unilever PLC (London, Anh). Hai công ty này hoạt động gần như là một thực thể kinh tế duy nhất với cùng một ban giám đốc. Tuy nhiên hai công ty vẫn là hai thực thể pháp lý riêng biệt với các cổ đông riêng biệt và danh sách trao đổi chứng khoán khác nhau.

Vào ngày 15/03/2018, Unilever tuyên bố đang có ý định đơn giản hóa cấu trúc công ty bằng việc loại bỏ trụ sở chính tại London (Unilever PLC) và chỉ giữ lại một trụ sở tại Rotterdam (Unilever N.V). Các nhóm ngành kinh doanh và nhân viên sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc này. Tuy nhiên, đến ngày 05/10/2018, tập đoàn tuyên bố hủy bỏ việc tái cấu trúc này do lo ngại các cổ đông tại Anh sẽ mất giá trị nếu công ty rời khỏi sàn chứng khoán ở London.

Đến tháng 09/2020, các cổ đông của Unilever N.V (trụ sở Hà Lan) đã bỏ phiếu một cách áp đảo, đồng ý cho Unilever N.V sáp nhập vào Unilever PLC. Đến 30/11/2020, việc sáp nhập này đã được hoàn thành và công ty chính thức chỉ có 1 trụ sở tại London, Anh với tên gọi Unilever PLC, giao dịch thống nhất với 1 loại cổ phiếu.

Strengths (Điểm mạnh) của Unilever

Phân tích mô hình SWOT của Unilever bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Unilever.

Một trong những thương hiệu toàn cầu lớn nhất: Unilever có mặt trên hơn 190 quốc gia và có lẽ sẽ không thể tìm thấy bất kỳ một người tiêu dùng nào không sử dụng sản phẩm của thương hiệu này. Theo báo cáo tài chính năm 2020, Unilever tự hào là một trong những công ty lớn nhất trên toàn cầu với điểm mạnh về kiến thức chuyên môn và năng lực sản xuất trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Đây là một điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Hơn 400 thương hiệu, mặt hàng đa dạng: Unilever là công ty duy nhất có danh mục thương hiệu và sản phẩm vô cùng đa dạng. Top 13 thương hiệu hàng đầu chiếm hơn 1 tỷ euro doanh thu tính đến năm 2016. Hơn một nửa mức tăng trưởng của Unilever đến từ các thương hiệu như Dove, Lifebouy.. những thương hiệu có sự tác động mạnh tới môi trường và xã hội. Đây là một điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Tính thương hiệu sâu sắc: Unilever là một trong những thương hiệu mang lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người dùng. Ở Unilever, người tiêu dùng có thể tìm thấy tất cả những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Chính sự hài lòng về mặt chất lượng cũng như đa dạng về mặt sản phẩm đã khiến Unilever luôn là sự lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng.

Đây là một điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Có nhiều sáng kiến nghiên cứu và phát triển: Unilever còn có vị thế tài chính cực kỳ vững chắc để đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm mới. Unilever luôn nỗ lực để nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mang tính sáng tạo, phù hợp với những yêu cầu thay đổi của Khách hàng, giúp thương hiệu này trở thành một trong những công ty được người tiêu dùng yêu thích nhất trên toàn thế giới. Đây là một điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Mạng lưới phân phối rộng: Là một nhà chuyên bán lẻ các sản phẩm hàng tiêu dùng, Unilever có thể phát triển các kênh phân phối của mình tới mọi ngóc ngách địa lý trên toàn thế giới. Có thể nói rằng, mọi khu vực địa lý trên thế giới đều bao phủ các mặt hàng thương hiệu Unilever, đây thực sự là một thế mạnh lớn của thương hiệu này. Đây là một điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Định giá linh hoạt: Với danh mục sản phẩm lớn, Unilever có quyền áp dụng các chính sách về giá một cách linh hoạt, tùy vào từng thời điểm, tùy theo mức độ sẵn sàng chi trả chi phí của sản phẩm của mọi tầng lớp Khách hàng. Điều này giúp Unilever không bao giờ mất thị phần vào tay các đối thủ “khát” thị phần, sẵn sàng phá giá để giành Khách hàng. Đây là một điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Là “tay chơi” tạo xu hướng: Unilever là thương hiệu lớn trên thế giới và đang dẫn đầu về sản phẩm tiêu dùng. Điều này khiến Unilever có quyền tạo ra các xu hướng cho người tiêu dùng. Hay nói một cách khác, các xu hướng phổ biến trong xã hội mà người tiêu dùng hướng tới đều nằm trong kế hoạch kinh doanh của Unilever, khiến thương hiệu này càng trở lên mạnh hơn bao giờ hết. Đây là một điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Kết hợp chiến lược toàn cầu và địa phương: Unilever đã nổi tiếng với những chiến lược vĩ mô, mang tính toàn cầu. Nhưng kể cả với các chiến lược kinh doanh nhắm vào từng khu vực địa phương thì Unilever cũng cố gắng nghiên cứu kỹ lưỡng, cố gắng kết hợp các giá trị văn hoá vào sản phẩm. Chính điều này khiến cho mọi sản phẩm của Unilever trở nên rất gần gũi với người tiêu dùng. Đây là một điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Lực lượng lao động hùng hậu: Unilever hiệu có hơn 170.000 nhân viên làm việc từ khắp mọi nơi trên thế giới, với nền văn hoá đa dạng, tôn trọng chủ nghĩa cá nhân, thúc đẩy các nền đa dạng văn hoá ở môi trường làm việc. Đây là một điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Weaknesses (Điểm yếu) của Unilever

Phân tích mô hình SWOT của Unilever tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Unilever.

Sản phẩm dễ bị bắt chước: Các sản phẩm tiêu dùng của Unilever rất dễ bị bắt chước hoặc bị thay thế bởi các nhãn hàng tiêu dùng tương tự. Đây là một điểm yếu đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Đa dạng hoá kinh doanh còn hạn chế: Mặc dù có nhiều dòng sản phẩm bán lẻ đa dạng nhưng Unilever vẫn đang gặp phải sự kém đa dạng cho các dòng sản phẩm ngoài mặt hàng tiêu dùng. Đây là một điểm yếu đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Sự phụ thuộc rất lớn vào các nhà bán lẻ: Giống như các nhà sản xuất hàng tiêu dùng khác, Unilever đang phải phụ thuộc vào mạng lưới các nhà bán lẻ để phân phối sản phẩm của mình. Vậy nên hành vi của người mua, quyết định của người mua đang bị chi phối rất nhiều bởi tư vấn của các nhà bán lẻ. Đây là một điểm yếu đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế: Unilever cung cấp các sản phẩm hàng tiêu dùng, chính vì thế sản phẩm của hãng này rất dễ bị thay thế. Đặc biệt ở các thị trường châu Phi và châu Á, tại các địa phương thì người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm tự nhiên, mang tính chất truyền thống giá rẻ. Đây là một điểm yếu đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Đối thủ cạnh tranh “đáng gờm”: Unilever là một công ty lớn, nhưng lại hoạt động trong phạm vi phủ sóng của một loạt các gã khổng lồ khác như P&G và Nestle. Đây vẫn chưa kể tới một loạt các công ty địa phương khác, đang thách thức sự thống trị của Unilever trên các thị trường nhỏ và lẻ. Đây là một điểm yếu đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Opportunities (Cơ hội) của Unilever

Phân tích mô hình SWOT của Unilever tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Unilever.

Sự bành trướng thương hiệu: Unilever là một trong những công ty lớn nhất thế giới về mặt hàng tiêu dùng nên Unilever có thể tận dụng sức mạnh về mặt tài chính của mình để tiến hàng chiến lược đa dạng hoá, mua bán, sáp nhập nhằm tìm kiếm cơ hội mới cũng như làm giảm nguy cơ thay thế. Đây là một cơ hội đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Khai thác các thị trường mới nổi: Quá trình toàn cầu hoá, sự thâm nhập của các phương tiện truyền thông toàn cầu đã dẫn đến việc thúc đẩy lối sống phương tây ở châu Á. Điều này có nghĩa là Unilever có thể lợi dụng địa vị của mình để trở thành một thương hiệu thành công, giúp người dân địa phương tiếp cận với các mặt hàng mang thương hiệu quốc tế.

Mặt khác, Trung Quốc và Ấn Độ, các thị trường mới nổi đang cố gắng bắt chước chủ nghĩa tiêu dùng ở phương Tây sẽ trở thành những “miền đất hứa” đầy tiềm năng cho các tập đoàn đa quốc gia như Unilever.

Xu hướng với các sản phẩm lành mạnh và bền vững: Người tiêu dùng ở các nước phát triển đang ngày càng có ý thức mạnh mẽ hơn bao giờ hết về tình hình sức khoẻ của bản thân, cũng như xu hướng của các sản phẩm lành mạnh, bền vững với môi trường. Điều này có nghĩa là Unilever có thể nắm bắt cơ hội tiếp thị phân khúc thị trường mới nổi này, đặc biệt là thị trường dành cho người tiêu dùng có ý thức về sức khoẻ và sản phẩm xanh. Đây là một cơ hội đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Không ngừng đầu tư liên tục vào công nghệ và sản phẩm mới: Trong những ngày đại dịch virus SARS-CoV-2 vẫn còn đang lây lan trên diện rộng, Unilever đã hợp tác với phòng thí nghiệm Microbac để tiến hành nghiên cứu và chế tạo một loại nước súc miệng có thể làm giảm tải 99.9% lượng virus. Với những sản phẩm tiên phong về sức khỏe cho người tiêu dùng, Unilever chắc chắn sẽ còn nổi tiếng hơn nữa về mặt thương hiệu cũng như sản phẩm. Đây là một cơ hội đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Đẩy mạnh ý thức về thương hiệu xanh: Unilever từ lâu vẫn được biết tới là thương hiệu có những hoạt động mang tính trách nhiệm với xã hội và môi trường. Chính điều này đã trở thành một cơ hội trong kinh doanh cho Unilever khi thương hiệu này có thể có những chiến lược marketing nhắm vào những người tiêu dùng thích mua sản phẩm của các nhà sản xuất có trách nhiệm về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đây là một cơ hội đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Threats (Thách thức) của Unilever

Phân tích mô hình SWOT của Unilever cuối cùng là Threats (Thách thức) của Unilever.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra và trở nên tồi tệ hơn nữa với sự góp mặt của đại dịch COVID-19. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều công ty, kể cả các tập đoàn lớn như Unilever. Với thu nhập của người tiêu dùng toàn cầu giảm, Unilever đang phải đứng trước sức ép về doanh thu giảm và chi phí ngày càng tăng. Đây là nguy cơ tiềm ẩn có tên gọi là “Double Whammy” (Cá voi kép), đến từ cả phía trên lẫn phía dưới. Đây là một thách thức đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Nguy cơ tới từ các thương hiệu riêng: Các cửa hàng bán lẻ lớn đang có xu hướng xây dựng thương hiệu riêng của họ thay vì phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp. Unilever phụ thuộc vào các nhà bán lẻ này để tạo ra lợi nhuận cho nên đây là một mối đe dọa lớn cho công ty trong thời gian tới. Đây là một thách thức đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Thị trường cạnh tranh khốc liệt: Các đối thủ của Unilever như Nestle hoặc P&G vẫn đang liên tục nghiên cứu và tung ra thị trường các sản phẩm mới với giá cả cạnh tranh. Chính điều này khiến cho Unilever liên tục phải chạy đua trên con đường chinh phục thị trường thế giới. Đây là một thách thức đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Chỉ trích về an toàn môi trường: Mặc dù Unilever đã và đang rất chú ý tới các khía cạnh về môi trường và xã hội. Tuy nhiên trong nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng toàn cầu đã biến thành những mũi nhọn, công kích vào từng động thái chiến lược mà công ty thực hiện. Vậy nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, Unilever phải đảm bảo duy trì sự tập trung của mình vào ý thức bảo vệ môi trường và biến đó thành điểm tựa an toàn nhưng lại phải là đòn bẩy cho sự phát triển của công ty.

Sự gia nhập của người chơi mới: Với địa bàn hoạt động cạnh tranh toàn cầu, Unilever còn phải đối mặt với các công ty đa quốc gia châu Á trong cuộc chơi toàn cầu để thông trị phân khúc thị trường hàng tiêu dùng. Điều này có nghĩa là Unilever không chỉ phải đối mặt với những cơn sốt suy thoái tài chính mà còn cả những mối đe dọa đang nổi lên từ các tập đoàn mới, những tập đoàn bắt đầu vươn cánh ra thị trường quốc tế. Đây là một thách thức đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Unilever.

Series mô hình SWOT

Mô hình SWOT của Honda

Mô hình SWOT của Netflix

Mô hình SWOT của Puma

Mô hình SWOT của Coca - Cola

Mô hình SWOT của Heineken

Mô hình SWOT của cà phê Trung Nguyên​

Mô hình SWOT của Adidas​

Mô hình SWOT của Unilever​

Mô hình SWOT của TIKI​

Mô hình SWOT của H&M​

Mô hình SWOT của Vietnam Airlines​

Mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai​

Mô hình SWOT của ngân hàng Agribank​

Mô hình SWOT của Baemin​

Mô hình SWOT của bia Tiger​

Mô hình SWOT của McDonald's​

Mô hình SWOT của Facebook​

Mô hình SWOT của ngân hàng BIDV​

Mô hình SWOT của Twitter​

Chia sẻ bài viết

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

logo

Công ty cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED