15/09/2022 14:38
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development) viết tắt Agribank, là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Theo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) năm 2007, Agribank cũng là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Agribank được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988. Lúc mới thành lập, ngân hàng mang tên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996 ngân hàng lại được đổi tên thành tên gọi như hiện nay.
Năm 2003, Chủ tịch nước Việt Nam đã trao tặng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới.
Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của ngân hàng Agribank.
Về vốn tự có (gần 21.000 tỷ); tổng tài sản (trên 386.000 tỷ đồng); mạng lưới chi nhánh (hơn 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch khắp toàn quốc); số lượng nhân viên (trên 34.000 cán bộ); và cơ sở khách hàng (gần 10 triệu hộ gia đình và trên 30.000 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa). Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank.
Đây là điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của Agribank mà hiện tại không một đối thủ nào có được trên thị trường trong nước.
Đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn. Hiện tại, Agribank chiếm thị phần trên 20% về tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng; chiếm gần 30% về tổng dư nợ cho vay. Nếu riêng cho vay nông nghiệp, nông thôn, Agribank chiếm thị phần gần 80%. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank.
Do vậy, hoạt động kinh doanh của Agribank có tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cũng vì vai trò đặc biệt quan trọng của mình, Agribank luôn nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ và quan tâm trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và Ngân hàng nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
Với những đóng góp của mình và qua 21 năm xây dựng, trưởng thành, Agribank đã tạo dựng được lòng tin đối với chính quyền các cấp và đông đảo công chúng. Agribank được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng thương mại có truyền thống, gắn kết chặt chẽ và là người bạn đồng hành, thuỷ chung của gần 10 triệu hộ gia đình và trên 3 vạn doanh nghiệp. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank.
Hoạt động của Agribank bắt rễ sâu vào đời sống kinh tế và chính trị; có quan hệ truyền thống và bền chặt với các cấp uỷ chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội rộng lớn như Hội nông dân, Hội phụ nữ, v.v. Đây là những thế mạnh phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thế hệ mới gây dựng được.
Với việc mở ra các chi nhánh tại các khu vực đô thị, Agribank đã thu hút một khối lượng lớn tiền nhàn rỗi từ khu vực này chuyển về đầu tư tại các khu vực nông thôn.
Mạng lưới chi nhánh trải dài và rộng khắp, cho phép Agribank cung cấp các sản phẩm tới mọi đối tượng khách hàng, tại mọi vùng, miền kể cả vùng sâu, vùng xa.
Với việc hoàn thành Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn II, Agribank đã xây dựng cho mình một ngân hàng lõi (Core Bank) hiện đại; kết nối trực tuyến toàn bộ 2.200 chi nhánh.
Hạ tầng công nghệ thông tin cho phép Agribank chuyển mình sang một giai đoạn mới – thời kỳ của kinh doanh trực tuyến. Sự kết hợp của mạng lưới chi nhánh rộng khắp và hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại tạo cho Agribank một ưu thế cạnh tranh tuyệt đối. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank.
Ngoài hoạt động ngân hàng, Agribank hiện có 8 công ty độc lập trực thuộc xoay quanh ba trụ cột: Tài chính – Bảo hiểm – Ngân hàng. Các công ty trực thuộc của Agribank đều là các công ty hàng đầu, có quy mô hoạt động lớn trong mọi lĩnh vực.
Với thế mạnh này, Agribank có thể phát triển các sản phẩm bán chéo nhằm khai thác tối đa các nguồn lực hiện có về hệ thống mạng lưới, con người, công nghệ và cả kinh nghiệm, chuyên môn nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ. Bên cạnh nghiệp vụ chính là huy động tiết kiệm và cho vay, các cán bộ Agribank có thể làm đại lý bán bảo hiểm; giới thiệu các sản phẩm cho thuê tài chính; hoặc kết hợp thu tiền điện thoại, tiền nước, tiền điện, …
Phần lớn cán bộ của Agribank đều có trên 10 năm công tác và được đào tạo về chuyên ngành ngân hàng. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank.
Với việc thường xuyên kiểm tra, theo dõi và giao tiếp với khách hàng, đội ngũ cán bộ Agribank nắm bắt rất chắc thông tin về thị trường, nhu cầu và thị hiếu khách hàng cũng như các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến xu hướng, thói quen, mức độ thường xuyên trong sử dụng các dịch vụ, tiện ích ngân hàng.
Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của ngân hàng Agribank.
Agribank chưa đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; khả năng bền vững về tài chính chưa cao. Nguồn thu chủ yếu của Agribank vẫn là hoạt động tín dụng truyền thống. Với một ngân hàng thương mại hiện đại, tỷ lệ này thường chiếm từ 30 – 40% tổng nguồn thu của ngân hàng. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank.
Mô hình tổ chức tại Trụ sở chính chưa tinh gọn, hiệu quả và chưa đủ khả năng chỉ đạo, điều hành một cách thông suốt, nhịp nhàng và có định hướng một hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp, có quy mô lớn như hiện nay.
Agribank có hệ thống mạng lưới chi nhánh tại khu vực đô thị chưa được sắp xếp, quy hoạch theo hướng vừa đảm bảo hiệu quả, vừa tăng tính cạnh tranh lại không lãng phí các nguồn lực.
Việc mở các chi nhánh và phòng giao dịch tại các thành phố lớn hiện đang được thực hiện theo cách nhu cầu đến đâu thì mở ra đến đó dẫn đến tình trạng chồng chéo, cạnh tranh không lành mạnh và đặc biệt không tập trung được nguồn lực.
Cũng do chưa có quy hoạch phát triển dài hạn hệ thống mạng lưới, nên việc đầu tư cho trụ sở, trang thiết bị chưa tương xứng với tầm vóc và vị thế Agribank, do vậy ảnh hưởng đến hình ảnh và thương hiệu Agribank. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank.
Agribank có các sản phẩm, dịch vụ chưa thật đa dạng và đặc biệt chưa có chiến lược, định hướng rõ ràng trong việc nghiên cứu, giới thiệu, phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới. Việc giới thiệu và phát triển các sản phẩm chưa dựa trên các nghiên cứu, đánh giá thị trường cũng như đánh giá hiệu quả của từng sản phẩm, dịch vụ.
Agribank với các ứng dụng công nghệ chưa được phát triển đầy đủ do vậy làm hạn chế khả năng quản trị điều hành cũng như cung cấp các sản phẩm, tiện ích tiên tiến. Agribank đã hoàn thành hệ thống ngân hàng lõi xong một loạt hệ thống ứng dụng chưa được triển khai, điển hình: Hệ thống ERP, Hệ thống thông tin quản lý; Hệ thống quản trị rủi ro; Hệ thống giao diện với bên ngoài; Hệ thống an ninh thông tin; …
Mô hình tổ chức hiện tại với việc đồng nhất hệ thống các chi nhánh đô thị và hệ thống mạng lưới nông thôn đang kìm hãm sự phát triển; chưa tạo sức bật nhằm tối đa hóa tiềm năng và lợi thế của từng loại hình chi nhánh. Nói cách khác, lợi thế cạnh tranh của Agribank chưa được khai thác triệt để. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank.
Điều này thể hiện rõ nhất tại các chi nhánh khu vực đô thị. Một ngân hàng hiện đại hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao đòi hỏi phải đội ngũ cán bộ vừa tinh thông nghiệp vụ, có ngoại ngữ, thông thạo vi tính lại vừa được trang bị phong cách phục vụ, các kiến thức, kỹ năng để am hiểu và triển khai các dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
Đã đến lúc Agribank cần có một chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với từng giai đoạn; từng khu vực; từng phân khúc thị trường; từng loại hình sản phẩm, dịch vụ; và từng đối tượng khách hàng.
Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của ngân hàng Agribank.
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới
Sự phát triển nhanh chóng của các tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự thay đổi và hoàn thiện diễn ra từng ngày, từng giờ các ứng dụng công nghệ thông tin giúp rút ngắn thời gian, tạo bước bứt phá cần thiết trong hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank.
Nền kinh tế Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao. Ngay năm 2008 cho dù bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới nghiêm trọng nhất trong vòng 30 năm gần đây, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 6,23%. Kinh tế phát triển kéo theo đời sống người dân thay đổi, nhu cầu tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng gia tăng, nhất là tại các khu vực thành phố, thị xã.
Việt Nam có môi trường chính trị ổn định, an toàn, luật pháp kinh doanh ngày một hoàn thiện tạo tâm lý tin tưởng, yên tâm đầu tư, kinh doanh lâu dài.
Chính phủ tiếp tục khẳng định chủ trương cải cách, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hình thành các ngành kinh tế, các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo, chủ lực, chi phối và định hướng phát triển kinh tế. Theo đó, xuất hiện ngày càng nhiều các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế có quy mô và vị thế lớn không chỉ trong nước và còn vươn ra khu vực và quốc tế. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank.
Việt Nam có dân số đông song tỷ lệ người dân có tài khoản cá nhân tại ngân hàng còn khá thấp so với các nước trong khu vực; chưa có thói quen sử dụng thường xuyên, rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ và tiện ích ngân hàng, điển hình là tại các khu vực nông thôn. Chính phủ đã phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt, song thói quen sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến trong dân chúng. Đây là cơ hội, là thị trường rộng lớn vẫn còn bỏ ngỏ cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank cuối cùng là Threats (Thách thức) của ngân hàng Agribank.
Do nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế nên mọi biến động về kinh tế, chính trị và xã hội trên thế giới nói chung và tại các nước lớn nói riêng đều trực tiếp tác động đến Việt Nam và trước hết đến hệ thống ngân hàng, tài chính về các khía cạnh tỷ giá, khả năng thanh khoản, thu hút các nguồn vốn nước ngoài, thanh toán, … Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank.
Nới lỏng các điều kiện hoạt động đối với các ngân hàng nước ngoài theo tiến trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam đồng nghĩa với việc thị phần trong nước của các ngân hàng thương mại sẽ bị chia sẻ, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt đặt các ngân hàng thương mại trước nguy cơ tụt hậu và thua ngay trên sân nhà.
Các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt khối các ngân hàng cổ phần ngày càng năng động, linh hoạt, nhạy bén và hàng ngày, hàng giờ đang mở rộng và khẳng định thị phần tại các khu vực đô thị. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của ngân hàng Agribank.
Các sản phẩm thay thế dịch vụ ngân hàng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những “đối trọng nặng ký” đối với các ngân hàng thương mại, điển hình là Tiết kiệm bưu điện của Tổng công ty Bưu chính viễn thông; các sản phẩm bảo hiểm; sự ra đời và phát triển nhanh chóng của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, … Do vậy, một khối lượng lớn tiền nhàn rỗi thay vì được gửi vào ngân hàng như trước đây nay được đầu tư dưới nhiều hình thức, nhiều kênh khác nhau.
Các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng cổ phần đặc biệt quan tâm và đầu tư rất lớn cho việc hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện tại cũng như nghiên cứu, giới thiệu và tung ra thị trường các sản phẩm ngày càng tiện ích hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
Dựa trên phân tích SWOT của Agribank, có thể thấy rằng việc tối ưu hóa hệ thống quản lý và nâng cao trải nghiệm khách hàng là yếu tố then chốt để duy trì và phát triển vị thế trong ngành ngân hàng. Để hỗ trợ các ngân hàng, doanh nghiệp tài chính thực hiện điều này một cách hiệu quả, MekongSoft cung cấp các giải pháp phần mềm quản lý hiện đại và tùy chỉnh, giúp cải thiện quy trình vận hành, tăng cường bảo mật, và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Nếu bạn cần một giải pháp phần mềm hoặc ứng dụng đặc thù cho doanh nghiệp của mình, MekongSoft cung cấp dịch vụ viết phần mềm theo yêu cầu và viết app theo yêu cầu. Các giải pháp này được thiết kế riêng biệt, đáp ứng đúng nhu cầu và yêu cầu của từng doanh nghiệp. Khám phá dịch vụ của chúng tôi tại đây.
Để tìm hiểu thêm về các giải pháp phần mềm của chúng tôi, hãy liên hệ: 0944 443 558 ngay với MekongSoft để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm:
Series mô hình SWOT
Mô hình SWOT của cà phê Trung Nguyên
Mô hình SWOT của Vietnam Airlines
Mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai
Mô hình SWOT của ngân hàng Agribank
Chia sẻ bài viết
Danh mục phần mềm
Viết phần mềm theo yêu cầu, viết app theo yêu cầu
Phần mềm ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Phần mềm quản lý phương tiện vận tải logistics, container, chành xe
Hệ thống phần mềm, app bán hàng, quản lý nhân viên giao hàng, công nợ
Hệ thống phần mềm bán hàng online, app thương mại điện tử
Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP theo yêu cầu
Phần mềm quản lý sản xuất ngành may mặc, giày dép
MES Hệ thống phần mềm điều hành và quản lý sản xuất
Phần mềm quản lý nhà phân phối, đại lý bán sỉ, bán buôn
Phần mềm quản lý sản xuất, phân phối nước đóng bình, đóng chai
Phần mềm sản xuất chế biến thực phẩm, quản lý nhà hàng tiệc cưới, sự kiện hội nghị
Phần mềm, app quản lý đầu tư kinh doanh bất động sản theo yêu cầu
Phần mềm quản lý dự án, tiến độ thi công xây dựng công trình
Phần mềm sản xuất kính cường lực
Phần mềm quản lý sản xuất cơ khí
Phần mềm quản lý kinh doanh xăng dầu
Chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề quản trị theo từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực cụ thể. Hãy chọn phần mềm bạn quan tâm, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế theo yêu cầu của bạn.
Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực
Hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Đơn giản dễ sử dụng
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Công ty cổ phần phần mềm Mekong
Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.
Liên hệ
@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED