logo_header

Mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai

07:15 15/09/2022

Tổng quan về phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai

Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai còn được gọi là “Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai” (viết tắt là HAGL hoặc HAG) là một công ty đa ngành nghề, có trụ sở đặt tại Pleiku, Việt Nam.

Từ một nhà sản xuất nội thất nhỏ, công ty đã đa dạng hóa sang các ngành khác như là cao su, tài chính và làm bóng đá (xem Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai). HAGL có tốc độ phát triển tài sản nhanh nhất Việt Nam năm 2010 và nhanh thứ nhì năm 2011. HAGL cũng phát triển mạnh ở bên ngoài Việt Nam, với khoản đầu tư xấp xỉ 1 tỷ USD vào Lào, hàng trăm triệu đô vào Myanmar, 100 triệu USD vào Campuchia và hàng chục triệu đô la vào Thái Lan.

Strengths (Điểm mạnh) của Hoàng Anh Gia Lai

Phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu bằng Strengths (Điểm mạnh) của Hoàng Anh Gia Lai.

Nguồn lực tài chính dồi dào, khả năng huy động vốn nhanh

Hoàng Anh Gia Lai có quan hệ lâu dài và tốt đẹp với nhiều ngân hàng cũng như đối tác chiến lược. Tính đến ngày 30.6.2022, tổng tài sản của tập đoàn đạt 19.254 tỷ đồng, tăng 4% so với thời điểm đầu năm. Vốn chủ sở hữu đến thời điểm 30.6 là 4.639 tỷ đồng, trong khi đó, nợ phải trả lên tới 14.614 tỷ đồng.

Theo đó, doanh thu thuần Qúy II năm 2022 của doanh nghiệp đạt 1.233 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 chỉ đạt 547 tỷ đồng (tăng 689 tỷ đồng). Trong đó, doanh thu từ trái cây chiếm tỷ trọng đạt 643 tỷ đồng, tăng 440 tỷ đồng so với quý II.2021. Doanh thu từ bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ tăng 175 tỷ đồng so với quý II.2021. Doanh thu từ bán thịt heo là 260 tỷ đồng doanh thu, tăng 70 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Giá vốn hàng bán tăng 474 tỷ đồng lên 962 tỷ đồng. Biến động chủ yếu là từ giá vốn bán trái cây tăng 244 tỷ đồng, giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 199 tỷ đồng lên 327 tỷ đồng, giá vốn bán heo tăng 31 tỷ đồng lên 193 tỷ đồng. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Doanh thu tài chính giảm 23 tỷ đồng còn 106 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng 660 tỷ đồng, lên 834 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do tập đoàn đã trích lập dự phòng khoản đầu tư vào nhóm HAGL Agrico đồng thời lỗ chênh lệch tỷ giá cũng tăng cao. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Như vậy, quý II.2022, lãi sau thuế của HAGL đạt 273 tỷ đồng, tăng 169 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, lũy kế 6 tháng đầu năm, HAGL ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 531 tỷ đồng, trong khi đó, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 8,3 tỷ đồng. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Thương hiệu mạnh và chiến lược Marketing lâu dài thông qua câu lạc bộ bóng đá HAGL

Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam có trụ sở ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai và hiện đang chơi ở V.League 1, hạng đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam. Sân nhà của họ là sân vận động Pleiku. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Việc tài trợ câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai đã đủ thấy tiềm lực của “đại gia” phố núi khủng đến cỡ nào. Hay việc tài trợ cho thế hệ bóng đá Việt Nam khi hợp tác với Arsenal tạo ra trung tâm huấn luyện “HAGL – Arsenal JMG”, nơi đã đào tạo ra lứa cầu thủ U23 làm vẻ vang bóng đá Việt Nam năm 2018 gần đây. Những chiến công của U23 được nhắc tới nhiều nhất là HAGL, chiến lược Marketing của HAGL được đánh giá là có tầm nhìn dài hạn và chiến lược rất tốt.

HAGL – Arsenal JMG

Hơn thế nữa, đi đôi với tài trợ là những chương trình từ thiện của HAGL. Cụ thể như HAGL từ thiện hơn 5 tỷ đồng làm công tác xã hội năm 2015, hơn 400 triệu để làm đường và kéo điện cho người dân huyện Phù Cát, Bình Định. Thêm vào đó, 863 triệu đồng là con số trợ cấp, tặng quà, ủng hộ quỹ từ thiện tại tỉnh Gia Lai. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

HAGL tài trợ kinh phí xây dựng Tượng đài anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đây sẽ là công trình tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc, các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. HAGL đầu tư xây dựng trường Tiểu học Lê Anh Xuân, quận 7, TP. Hồ Chí Minh với tổng kinh phí tài trợ 10 tỷ đồng; hàng năm, Tập đoàn trích lợi nhuận để ủng hộ các Quỹ khuyến học của tỉnh Gia Lai.

Cùng với đó HAGL còn tài trợ rất nhiều những chương trình khác để thúc đẩy cải thiện đời sống của Việt Nam. Tất cả những điều trên cho thấy chiến lược Marketing của HAGL thực sự rất mạnh mẽ, và nó nhắm tới đem về cho tập đoàn sự nhận diện tốt và gây dựng hình ảnh đẹp trong mắt công chúng. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

 Khả năng cạnh tranh và đấu thầu cho những dự án lớn

Từ năm 2020, công ty đã bắt đầu tham gia đầu tư ngành chăn nuôi heo. Đến năm 2021, doanh thu từ ngành này chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu doanh thu. Trong năm 2021, Tập đoàn đã xây dựng được 7 cụm chuồng trại chăn nuôi heo với công suất nuôi khoảng 400.000 con heo thịt mỗi năm. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Đối với cây ăn trái, đến cuối năm 2021, diện tích cây ăn trái thuộc Tập đoàn vào khoảng 10.000 ha tại Việt Nam, Lào và Campuchia, trong đó diện tích chuối khoảng 5.000 ha. Bước sang năm 2022, Hoàng Anh Gia Lai đặt kế hoạch đầu tư trồng thêm 2.000 ha chuối, nâng tổng diện tích chuối lên mức 7.000 ha. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Đối với ngành chăn nuôi, năm 2022 sẽ xây dựng thêm 09 cụm chuồng trại chăn nuôi heo nái và heo thịt (trong đó bao gồm 02 cụm chuồng trại tại Lào và 02 cụm chuồng trại tại Campuchia), nâng tổng số cụm chuồng trại lên thành 16 cụm với công suất hơn 1.000.000 con heo thịt mỗi năm (mỗi cụm chuồng trại nuôi 2.400 con heo nái và 60.000 con heo thịt). Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Theo thông tin từ phía doanh nghiệp, ngành chăn nuôi đến cuối tháng 5/2022 đã hoàn thành 9 cụm chuồng trại để duy trì nuôi hơn 27.000 con heo nái sinh sản và 600.000 con heo thịt xuất chuồng mỗi năm.

Những năm đầu thành lập chi nhánh công ty con để phát triển lĩnh vực BĐS, HAGL đã đánh dấu cột mốc cho việc gia mắt thị trường bằng một loạt các dự án cao cấp như: Resort Quy Nhơn, HAGL Resort Đà Lạt, HAGL Hotel Pleiku, Khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương (HCM). Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Trong suốt 7 năm từ năm 2006-2012, lĩnh vực BĐS trở thành lĩnh vực chủ lực của HAGL và luôn dẫn đầu trong doanh thu hàng năm. Đỉnh cao là việc xây dựng và phân phối các dự án: Khu căn hộ New SaiGon (huyện Nhà Bè), Hoàng Anh River View (quận 2), Khu căn hộ Phú Hoàng Anh (GĐ 1) (huyện Nhà Bè) và Khu căn hộ Hoàng Anh Gold House (quận 7), mang về mức doanh thu hơn 3.300 tỷ đồng, chiếm 77% tổng doanh thu của cả năm. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Tiếp đến là việc đầu tư sang thị trường Myanmar với dự án Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre. Tình hình dự án hiện tại đang đạt 60% độ phủ kín cho thuê hạng mục cao ốc văn phòng, hạng mục trung tâm thương mại đạt 95%, hạng mục khách sạn 5 sao đã bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ tháng 8/2016. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Có sự liên kết dọc vì vậy có khả năng kiểm soát chi phí (thấp hơn 30% so với doanh nghiệp cùng ngành)

Công ty sở hữu 4 nhà máy sản xuất đồ gỗ, 1 nhà máy chế biến đá granite và 1 đơn vị xây dựng quy mô lớn. Việc xây dựng căn hộ cao cấp là quá trình khép kín, sử dụng kết hợp chuỗi những sản phẩm của Hoàng Anh Gia Lai. Nhờ vậy Hoàng Anh Gia Lai có thể giảm giá thành căn hộ khoảng 30% mà chất lượng vẫn tương đương các đơn vị khác. Hoàng Anh Gia Lai đang dần nâng vị thế của mình để trở thành một trong những thương hiệu lớn nhất Việt Nam. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Chiến lược phát triển của Hoàng Anh Gia Lai là xây dựng quy trình kinh doanh khép kín trên cơ sở liên kết dọc các ngành nghề nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Liên kết dọc là một mô hình kinh doanh, trong đó mục tiêu chính là tạo mối liên kết giữa bản thân doanh nghiệp và các đối tác liên quan trực tiếp đến họ như các nhà cung cấp và nhà phân phối. Liên kết dọc dựa trên nguyên lý cộng sinh. Đây là một điểm mạnh cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Weaknesses (Điểm yếu) của Hoàng Anh Gia Lai

Phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai tiếp theo là Weaknesses (Điểm yếu) của Hoàng Anh Gia Lai.

Tình hình tài chính bất ổn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) đã tập trung trồng các loại cây cao su, cây cọ dầu với tổng diện tích 85.000ha ở Gia Lai, Đắk Lắk, Lào và Campuchia.

Tuy nhiên, do giá cao su giảm mạnh, công ty rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, đối diện với nhiều khó khăn, bị mất thanh khoản, mất khả năng trả nợ gốc và lãi vay đến hạn, tổng nợ đến ngày 3-8-2018 là 18.414 tỉ đồng. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Trong bối cảnh đó, ông Đoàn Nguyên Đức đã mời gọi Thaco là nhà đầu tư chiến lược để thực hiện tái cấu trúc tài chính nhằm trả được nợ tới hạn đồng thời thực hiện việc chuyển đổi một phần lớn diện tích cây cọ dầu, cây cao su sang cây ăn trái.

Trong hơn 2 năm qua, kể từ ngày ký kết hợp tác chiến lược ngày 8-8-2018 đến nay, Thaco đã cùng HAGL giải quyết những khó khăn về tài chính để HAGL Agrico trả được nợ ngân hàng tới hạn và thực hiện việc chuyển đổi, phát triển vườn cây ăn trái.

Tính đến ngày 30-11-2020, HAGL Agrico còn nợ ngân hàng 5.700 tỷ đồng, nợ THAGRICO 5.994 tỷ đồng, nợ HAGL 2.187 tỷ đồng, nợ phải trả nhà cung cấp, đối tác, nhân viên 2.196 tỷ đồng. Tổng các khoản nợ phải trả là 16.078 tỉ đồng và lỗ lũy kế đến 30-09-2020 là 2.663 tỉ đồng. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Tháng 05/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt 3 tỉ đồng CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã: HAG) vì không báo cáo về việc dự kiến giao dịch cổ phiếu HNG. Hoàng Anh Gia Lai dùng cổ phiếu HNG bảo đảm cho khoản trái phiếu của Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Tây Nguyên tại tổ chức tín dụng. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Do có khoản nợ lãi quá hạn đối với khoản trái phiếu này, tổ chức tín dụng đã bán 20 triệu cổ phiếu HNG vào ngày 7.1.2022 và bán 5,4 triệu cổ phiếu HNG vào ngày 10.1.2022 trên tài khoản chứng khoán của HAGL để thu hồi nợ. Tuy nhiên, CTCP Hoàng Anh Gia Lai không báo cáo về việc dự kiến giao dịch đối với giao dịch nêu trên.

Ngoài việc bị xử phạt 3 tỉ đồng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng đối với Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Từ bỏ mảng bất động sản

Năm 2019, Hoàng Anh Gia Lai thông báo nghị quyết của HĐQT về việc chuyển nhượng 48% vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh cho Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Hoàng Anh Gia Lai đã hoàn tất việc chuyển nhượng toàn bộ số vốn còn lại trong mảng bất động sản cho Đại Quang Minh, công ty con của Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco).

Trong báo cáo thường niên 2018, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đã thông báo sẽ rút lui hoàn toàn khỏi mảng bất động sản trong năm nay. Đây là một phần trong chiến lược bán tài sản để cải thiện khả năng thanh khoản của công ty bầu Đức.

Sau giao dịch trên, Thaco của Chủ tịch Trần Bá Dương thông qua Đại Quang Minh sẽ sở hữu 100% vốn tại dự án khu phức hợp Hoàng Anh Myanmar. Đây là dự án bất động sản cuối cùng của Hoàng Anh Gia Lai. Đây là một điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Cơ cấu công ty phức tạp do có nhiều công ty con và công ty liên kết

Tính tới thời điểm tháng 12/2021, Hoàng Anh Gia Lai có các công ty con dưới đây.

  1. Công ty TNHH Hoàng Anh Gia Lai Vientiane
  2. Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai
  3. Công ty TNHH MTV Phát triển Nông nghiệp Đại Thắng
  4. Công ty TNHH MTV Phát triển Nông nghiệp Khăn Xay
  5. CTCP Bệnh viện Đại học Y dược – Hoàng Anh Gia Lai
  6. CTCP Chăn nuôi Gia Lai
  7. CTCP Chế biến Thực phẩm Mang Yang
  8. CTCP Đầu tư và Tư vấn Xây dựng Á Đông
  9. CTCP Thể thao Hoàng Anh Gia Lai

Opportunities (Cơ hội) của Hoàng Anh Gia Lai

Phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai tiếp theo là Opportunities (Cơ hội) của Hoàng Anh Gia Lai.

Việt Nam là điểm sáng đối với nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản

Mặc dù đại dịch Covid-19 vẫn đang tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động của nhiều ngành kinh tế, song nguồn vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2022, trong đó bất động sản là lĩnh vực thu hút được vốn FDI lớn thứ hai. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, dòng vốn FDI vào Việt Nam ghi nhận đà tăng trưởng liên tục trong 6 tháng đầu năm 2022. Đặc biệt, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong việc thu hút FDI với tổng vốn đầu tư trên 3,15 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Ngành chăn nuôi heo nhiều tiềm năng

Giá thịt heo trong các năm gần đây đứng ở mức cao, có thời điểm lên đến hơn 200.000 đồng/kg. Điều này mang đến lợi nhuận rất lớn cho người chăn nuôi và các doanh nghiệp chế biến, phân phối. Chẳng hạn, lợi nhuận của Masan MEATLife trong năm 2021 đạt kỷ lục 1.254 tỷ đồng, tăng 154% so với mức lãi 492 tỷ đồng của năm 2020. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Ngành chăn nuôi heo được đánh giá rất tích cực trong trung và dài hạn nhờ nhu cầu tiêu thụ thịt heo có chất lượng, thương hiệu gia tăng nhanh. Đây được đánh giá là phân khúc lớn nhất trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) với thị trường trị giá hơn 10 tỉ USD, gấp 2,5 lần giá trị thị trường sữa. Trong chế độ ăn của người Việt Nam, thịt heo chiếm 70% protein động vật. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán Việt Nam có khả năng sẽ vươn lên vị trí thứ 2 Châu Á về tiêu thụ thịt heo vào cuối năm 2021. Sản lượng thịt heo dự kiến tăng lên 4 triệu tấn vào năm 2025 và đạt mức 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,1% trong giai đoạn 2021-2030. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Thị trường nông nghiệp màu mỡ

Trong những năm gần đây, nông nghiệp dường như được xem là một miếng bánh hấp dẫn đang đợi các ông lớn có tiềm lực tài chính khai phá. Đặc biệt là khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường hàng hóa thế giới nhưng tình trạng manh mún và điệp khúc được mùa mất giá của các hộ nông nghiệp nhỏ vẫn đang tiếp diễn. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Nhìn thấy tiềm năng tăng trưởng màu mỡ, nhiều đại gia đình đám của Việt Nam đã quyết định xuống tiền vào nông nghiệp, thậm chí bỏ đi cả mảng bất động sản truyền thống để làm một nông dân trong thời đại công nghiệp. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Đánh giá ngành nông nghiệp sẽ có nhiều tiềm năng, có khá nhiều đại gia trên sàn chứng khoán như Hoàng Anh Gia Lai, Thaco, Hòa Phát, Vingroup, FLC….quan tâm và quyết định rút hầu bao, đầu tư vào ngành này. Đây là một cơ hội cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Threats (Thách thức) của Hoàng Anh Gia Lai

Phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai cuối cùng là Threats (Thách thức) của Hoàng Anh Gia Lai.

Cạnh tranh trong ngành lớn, đặc biệt lĩnh vực bán lẻ và nông nghiệp

Áp lực cạnh tranh trong ngành đang rất khốc liệt với sự tham gia của hàng loạt thương hiệu lớn như C.P., Masan hay Vissan. Thậm chí, doanh nghiệp lớn của ngành thép Hoà Phát cũng tham gia vào thị trường này. Để gia tăng nhanh quy mô, một số doanh nghiệp lựa chọn gia tăng quy mô sản xuất theo hướng thuê trang trại hay thuê gia công bên thứ 3. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Bên cạnh đó, diễn biến khó lường của giá thức ăn là điều gây khó khăn. Công ty Chứng khoán KB Việt Nam cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi nhiều khả năng sẽ giảm nhẹ trong thời gian tới khi việc giảm thuế đối với mặt hàng ngô và lúa mì chính thức được thông qua. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi khó có khả năng giảm sâu và vẫn sẽ neo cao so với giai đoạn 2018-2019 do chi phí đầu vào dù có dấu hiệu giảm nhưng vẫn ở mức cao. Giá cước vận tải tăng mạnh đã đẩy giá nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh. Và tình trạng trên dù có nhiều dấu hiệu cải thiện nhưng khó có thể được giải quyết trong ngắn hạn. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp còn yếu

Theo Báo cáo thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua, do Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp nông thôn – Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công bố dưới đây cho thấy thực trạng trên là đáng chú ý. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Tính đến hết năm 2019, vốn FDI vào nông nghiệp (ngành hàng nông, lâm, thủy sản) đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 0,97% tổng vốn FDI vào Việt Nam trong khi mức trung bình toàn cầu là 3% của tổng vốn FDI.

Các đối tác quan trọng nhất đầu tư FDI vào nông nghiệp Việt Nam gồm: Đài Loan (Trung Quốc), quần đảo Virgin (Anh), Singapore, Thái Lan chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Theo đánh giá của Trung tâm này, vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp còn thấp và thiếu ổn định. Hiệu quả FDI vào lĩnh vực nông lâm thủy sản chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của nước ta trong lĩnh vực này. Vốn FDI tập trung chủ yếu vào một số tỉnh, địa phương. Đối tác nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp còn thiếu tính đa dạng. Đây là một thách thức cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai.

Series mô hình SWOT

Mô hình SWOT của Honda

Mô hình SWOT của Netflix

Mô hình SWOT của Puma

Mô hình SWOT của Coca - Cola

Mô hình SWOT của Heineken

Mô hình SWOT của cà phê Trung Nguyên​

Mô hình SWOT của Adidas​

Mô hình SWOT của Unilever​

Mô hình SWOT của TIKI​

Mô hình SWOT của H&M​

Mô hình SWOT của Vietnam Airlines​

Mô hình SWOT của Hoàng Anh Gia Lai​

Mô hình SWOT của ngân hàng Agribank​

Mô hình SWOT của Baemin​

Mô hình SWOT của bia Tiger​

Mô hình SWOT của McDonald's​

Mô hình SWOT của Facebook​

Mô hình SWOT của ngân hàng BIDV​

Mô hình SWOT của Twitter​

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

https://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webphttps://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webp

Hãy liên hệ MekongSoft để tư vấn các phần mềm nâng cao

Hồ Chí Minh

0944 443 558

Số 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

support@mekongsoft.com.vn

Kiên Giang

0901 000 508

L.33-7 đường số 2, KDC An Bình, Phường An Bình, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Cần Thơ

0939 802 202

D7 Lê Tấn Quốc, KĐTM Hưng Phú, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ

logo

Công ty Cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý chuyên biệt của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo đặc thù lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường ĐaKao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED