Nội Dung
3.Những công việc của RD là gì?
3.1.Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp thông tin
3.2.Nghiên cứu và phân tích thị trường
3.3.Phân tích dữ liệu khách hàng
3.4.Tiếp cận và chia sẻ thông tin
4.Ngành nào cần có RD trong doanh nghiệp?
5.Tầm quan trọng của ngành R&D trong doanh nghiệp
RD là gì?
RD hay R&D là viết tắt của cụm từ tiếng anh Research & Development, nghĩa là nghiên cứu và phát triển hay ta còn nghe đến với tên gọi khác ở một số doanh nghiệp lớn đó là bộ phận phát triển sản phẩm. Bộ phận này đảm nhiệm chức năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm hiện có để đáp ứng hoặc đón đầu nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Tuy nhiên, RD không chỉ là nghiên cứu và phát triển mà còn bao gồm các hoạt động đầu tư, mua lại ý tưởng, chuyển giao công nghệ,...để phát triển doanh nghiệp. Một doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất muốn thành công lâu dài không thể thiếu bộ phận này trong công ty mình.
Ở thị trường Việt Nam những năm gần đây, RD nổi lên như là một trong những ngành mũi nhọn, đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gắt gao hơn, các doanh nghiệp không chỉ phải đối đầu với các sản phẩm nội địa mà còn phải theo kịp các sản phẩm ngoại có mặt trên thị trường.
Một ví dụ dễ thấy nhất đó là Vinfast, trong khi 5 năm trước khi vừa mới thành lập, Vinfast tập trung vào sản xuất các dòng xe nhiên liệu đốt cũng như bao hãng xe khác thì bây giờ, họ đã nghiên cứu và phát triển dòng xe điện để đón đầu xu hướng năng lượng xanh trên toàn thế giới. Đó chính là sứ mệnh và vai trò của R&D trong phát triển doanh nghiệp.
Chức năng của RD là gì?
Bộ phận RD chủ yếu chuyên về mảng sản xuất và phát triển sản phẩm, bao gồm:
- Product R&D (Nghiên cứu và phát triển sản phẩm): nghiên cứu các sản phẩm mới, cải tiến các dòng sản phẩm cũ, đổi mới về kiểu dáng, màu sắc, đặc tính, công suất,...để đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Packaging R&D (Nghiên cứu và phát triển mẫu mã, bao bì): nghiên cứu và phát triển chủng loại mẫu mã, bao bì, cách thức decor,...để tập trung vào một nhóm khách hàng mục tiêu. Ví dụ một số sản phẩm phát triển dành cho khách hàng phổ thông còn một số lại dành cho khách hàng doanh nghiệp, hay có sản phẩm dùng trong gia đình một số khác dùng để cho tặng, những sản phẩm khác nhau sẽ được phân loại với những mẫu mã khác nhau. Đối với ngành tiêu dùng nhanh như bánh kẹo, nước nước giải khát, mì ăn liền,...bộ phận RD đóng vai trò vô cùng quan trọng.
- Technology R&D (Nghiên cứu và phát triển công nghệ): Nghiên cứu, cải tiến công nghệ, học hỏi, mua lại công nghệ, chuyển giao công nghệ mới để cho ra đời những sản phẩm tối ưu hơn về cả chất lượng và giá thành. Ví dụ Vinfast phát triển thêm công nghệ tự lái cho xe điện để đáp ứng nhu cầu đi xe an toàn, hiện là xu hướng toàn cầu.
- Process R&D (Nghiên cứu, phát triển và cải tiến quy trình): Nghiên cứu và phát triển quy trình để tối ưu nguồn lực, tối ưu sản xuất, cải tiến máy móc, thiết bị, chuyển giao quy trình tự động hoá,...để đảm bảo hiệu quả sản xuất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Process R&D bao gồm luôn cả cải tiến quy trình phục vụ, chăm sóc khách hàng,...Hoạt động này được xem như là hoạt động nghiên cứu phát triển "phần mềm" của sản phẩm.
Những công việc của RD là gì?
Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp thông tin
Đây là hoạt động thường trực mà R&D phải làm hầu như hằng ngày, thường xuyên cập nhật những thông tin mới về dự án hay phân tích thông tin về sản phẩm của mình, nhìn nhận những điểm mạnh, điểm yếu cần phải cải tiến để theo kịp thị trường. RD cần phải có sự nhạy bén trong phân tích và tổng hợp các thông tin từ đó đưa ra báo cáo trực quan về hướng tiếp cận và giải quyết vấn đề cụ thể.
Nghiên cứu và phân tích thị trường
Đây cũng là nghiệp vụ vô cùng quan trọng, bộ phận R&D phải phân tích thị trường, tìm và nắm bắt nhu cầu khách hàng, những điểm nào mà thị trường đang cần, những yếu tố nào cần loại bỏ, những thế mạnh nào mà sản phẩm của mình vượt trội hơn đối thủ, có đủ để đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng hay chưa. Từ đó đưa ra những tính toán, thay đổi để phù hợp với thị trường cả về thời điểm lẫn thị trường chung. Ví dụ, RD cần phải phân tích thị trường cho mùa tết năm nay để có hướng phân bổ sản phẩm, cải tiến bao bì theo con giáp, theo nhu cầu của thời điểm tết, đồng thời cũng có biện pháp thay đổi sản phẩm cho nhu cầu mua hàng trong năm sau. Những thông tin mà RD cần phân tích bao gồm nhóm mục tiêu khách hàng, độ tuổi, khu vực, thu nhập, thói quen mua hàng,...
Phân tích dữ liệu khách hàng
Bộ phận R&D sẽ tận dụng những dữ liệu của khách hàng bao gồm hoạt động mua hàng, giao hàng, lượng hàng, độ hài lòng, ý kiến phản hồi...để phân tích được hành vi của khách hàng, dựa vào những thông tin đó để bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu và cải tiến sản phẩm về sau.
Tiếp cận và chia sẻ thông tin
Bộ phận RD sẽ tiếp cận với nhiều nguồn thông tin từ trong, ngoài nước để nắm bắt sự thay đổi của cả thị trường nội địa và thị trường thế giới, đưa ra hướng thay đổi kịp thời, có lợi cho sản phẩm và doanh nghiệp, thích nghi với xu hướng toàn cầu.
Ngành nào cần có RD trong doanh nghiệp?
Hầu như mọi ngành nghề có liên quan đến sản phẩm đều cần phải có bộ phận phát triển sản phẩm R&D:
- Ngành hàng tiêu dùng, thiết bị gia đình, điện tử, điện máy
- Ngành hàng linh kiện, máy móc, thiết bị
- Ngành chế biến thực phẩm
- Ngành y dược, thiết bị y tế
- Ngành mỹ phẩm, làm đẹp
- Ngành thời trang
- Ngành kỹ thuật dịch vụ, thiết kế mỹ thuật
- Ngành công nghệ, phát triển phần mềm, ứng dụng
- Ngành thương mại, dịch vụ, giải trí
...
Tầm quan trọng của ngành R&D trong doanh nghiệp
Như đã nói, RD đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của công ty, thông qua những nghiên cứu từ bộ phận RD doanh nghiệp có thể sở hữu những bằng sáng chế cho những công nghệ mới, sản phẩm mới, đóng góp vào sự phát triển bền vững của công ty. Từ những cải tiến và nghiên cứu có thể giảm thiểu nguồn vốn, cắt giảm được những chi phí dư thừa, điều chỉnh được mức giá có lợi cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh.
Tuy nhiên, song song với đó, công việc nghiên cứu chưa bao giờ là dễ dàng, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro tài chính nếu những nghiên cứu bị kéo dài, lùi thời hạn, không kịp tiến độ, mặt khác sau khi nghiên cứu thành công cũng chưa gì có thể chắc chắn nó sẽ mang lại lợi nhuận, tăng thị phần cho doanh nghiệp bởi vì còn phụ thuộc vào điều kiện thị trường, đó là chưa kể đến thất bại trong nghiên cứu. Đối với những nghiên cứu mang tính dài hạn, khi đưa ra thị trường sẽ có nguy cơ bị lỗi thời làm giảm khả năng cạnh tranh với đối thủ.
Muốn trở thành nhân viên RD cần làm gì?
Để trở thành nhân viên trong ngành R&D, bạn cần phải đáp ứng được yêu cầu đầu tiên là ngôn ngữ, tính chất công việc phải tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin từ trong và ngoài nước mỗi ngày, do đó tiêu chí về ngôn ngữ là tiên quyết.
Có khả năng nắm bắt và phân tích số liệu, nhạy bén với những dữ liệu thu thập, có tư duy Marketing, am hiểu thị trường.
Có khả năng giao tiếp tốt, năng động, sáng tạo.
Tiêu chí quan trọng nhất đối với nhân viên R&D chính là tư duy đổi mới, bởi vì đặc thù công việc bạn cần có tư duy đổi mới để cải tiến và nghiên cứu không ngừng, đưa sản phẩm phát triển ngày một tốt hơn.
Quy trình hoạt động RD của doanh nghiệp
Quá trình R&D được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Nhận yêu cầu nghiên cứu và phát triển sản phẩm;
Bước 2: Tiến hành nghiên cứu và phân tích, đưa ra hướng cải tiến, phát triển sản phẩm;
Bước 3: Sản xuất sản phẩm thử nghiệm và đánh giá sàng lọc;
Bước 4: Sản xuất sản phẩm đại trà;
Bước 5: Đánh giá hiệu quả trên thị trường.
Trên đây là bài viết phân tích về ngành R&D cũng như giải thích đến quý bạn đọc thuật ngữ RD là gì, hy vọng với những thông tin trên của MekongSoft sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành và triển vọng mong muốn phát triển trong ngành này. Mọi thắc mắc về phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm bán hàng, phần mềm sản xuất vui lòng liên hệ đến hotline 0913542025 / 0944443558 để được tư vấn miễn phí.