logo_header

Thử nghiệm sản phẩm là gì? Quy trình thử nghiệm sản phẩm

03:00 13/05/2022

Quá trình hình thành ý tưởng thường mất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Một trong những bước cần thiết nhất là xác thực ý tưởng sản phẩm hoặc sản phẩm mẫu trước với khách hàng tiềm năng. Từ đó điều chỉnh và cải thiện sản phẩm dựa trên phản hồi của người tiêu dùng. Cụ thể, trước khi ra mắt sản phẩm mới, doanh nghiệp cần thử nghiệm sản phẩm hoặc ý tưởng với người tiêu dùng; thu thập ý kiến đánh giá của họ; và tiếp tục lặp lại quy trình đó cho tới khi doanh nghiệp cải thiện đáng kể các lỗi không đáng có trước khi cho sản xuất sản phẩm mới hàng loạt và đưa ra thị trường tiêu thụ.

Thử nghiệm sản phẩm mới được xem là một trong những phương pháp nghiên cứu thị trường hữu dụng nhất. Việc thử nghiệm ý tưởng và sản phẩm mới cho phép doanh nghiệp xác nhận lại tính khả thi của ý tưởng sản phẩm; cũng như giảm thiểu rủi ro khi phát triển và ra mắt một sản phẩm trên thị trường. Nhiều chuyên gia nhận định việc thử nghiệm sản phẩm với người tiêu dùng chính là chìa khóa đạt tới thành công của một sản phẩm mới. 

Thử nghiệm sản phẩm (Product testing) là gì?

Thử nghiệm sản phẩm là một phương pháp nghiên cứu thị trường cho phép các doanh nghiệp thu thập thông tin định tính và định lượng về hành vi tiêu dùng, thị hiếu/ sở thích và phản ứng của người tiêu dùng đối với một sản phẩm. Bất cứ sản phẩm nào cũng có thể thử nghiệm được, ví dụ như phần mềm công nghệ hoặc sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Doanh nghiệp đưa cho người tiêu dùng sử dụng và sau đó thu thập phản ứng và ý kiến đánh giá của họ về sản phẩm như hình thức, tính năng hoặc hương vị (đối với thực phẩm), v.v.

Các phương pháp thử nghiệm sản phẩm

Có hai phương pháp thử nghiệm sản phẩm là In-Home Usage Test (IHUT) và Central Location Test (CLT). Mặc dù phương pháp luận và nghiên cứu tương tự nhau, nhưng vẫn có những khác biệt nhỏ giữa IHUT và CLT. Cụ thể như sau:

IHUT: In-Home Usage Test (Thử nghiệm sử dụng tại nhà)

Với phương pháp IHUT, các sản phẩm được vận chuyển đến nơi ở hoặc nơi làm việc người tiêu dùng tham gia nghiên cứu. Người tham gia được thử nghiệm sản phẩm ngay trong nhà của họ và chia sẻ trải nghiệm cá nhân trong và sau khi kết thúc chương trình. 

Các nghiên cứu IHUT được tiến hành thông qua các công ty  sử dụng nền tảng nghiên cứu thị trường di động hoặc trực tuyến (online). 

CLT: Central Location Test (Thử nghiệm tập trung)

Trong các nghiên cứu của CLT, người tiêu dùng tham gia nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm trong các môi trường được định sẵn hoặc được kiểm soát. 

Những môi trường được định sẵn này có thể là trung tâm mua sắm, siêu thị hoặc phòng thí nghiệm, nơi người tiêu dùng đến những địa điểm này để thử dùng sản phẩm, sau đó chia sẻ lại đánh giá và kinh nghiệm của họ.

CLT thường được thực hiện thông qua các công ty nghiên cứu thị trường truyền thống.

Quy trình thực hiện nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu

Bước đầu tiên là xác định đối tượng mục tiêu của sản phẩm. Trước khi bắt đầu quá trình hình thành sản phẩm, doanh nghiệp cần xác định được đối tượng mục tiêu của nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm đồng thời nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Vì vậy, việc xác định được khách hàng/ người tiêu dùng mục tiêu là vô cùng quan trọng.

Bước 2: Lựa chọn sản phẩm thử nghiệm

Bước thứ hai là lựa chọn sản phẩm thử nghiệm theo mục tiêu được đã được đặt ra. Hầu hết các công ty nghiên cứu thị trường truyền thống thường sử dụng phương pháp CLT, trong đó họ sẽ tập hợp và gọi người đến một địa điểm đã được định sẵn để thử nghiệm sản phẩm, sau đó là hoàn thành một cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn. Mặc khác, với IHUT, công ty gửi sản phẩm đến nhà của người tiêu dùng và họ sẽ tự trải nghiệm sản phẩm mà không có bất kỳ sự phân tâm hay áp lực nào.

CLT có một số lợi ích nhất định – khi các bài nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành với sự quan sát của người điều hành; cho phép các thương hiệu định hướng nghiên cứu theo hành vi của người tiêu dùng. 

Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là một sản phẩm vệ sinh hoặc cần thời gian để tiêu thụ/ sử dụng (ví dụ: thử nghiệm sản phẩm cho dầu gội đầu có thể mất đến 7 ngày), phương pháp IHUT là lựa chọn phù hợp hơn. IHUT là phương pháp đem tới cảm giác thoải mái hơn cho người tiêu dùng khi thử nghiệm sản phẩm và cung cấp thông tin, đánh giá chi tiết và chính xác hơn cho doanh nghiệp vì người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm ở trong môi trường tự nhiên nhât của họ như nhà ở hoặc văn phòng làm việc. 

Bước 3: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Bước thứ ba là xác định mục tiêu. Trước khi tiếp tục, việc xác định mục tiêu rất quan trọng vì điều này ảnh hưởng tới bảng câu hỏi nghiên cứu. Có thể có một số lý do để doanh nghiệp cân nhắc tiến hành thử nghiệm sản phẩm:

Mục tiêu sản phẩm chưa đạt được

Sản phẩm chưa đáp ứng được mong đợi và có thể không đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Có thể có điều gì đó sai với sản phẩm, nhưng doanh nghiệp chưa xác định được. Đó có thể là hương vị, thiết kế bao bì, tên sản phẩm hoặc một vấn đề nào khác.

Phản hồi của khách hàng kém

Khách hàng trải nghiệm không tốt với sản phẩm của doanh nghiệp trên một tính năng cụ thể và đã chia sẻ những phản hồi này. Mặc dù sự tăng trưởng của thị trường vẫn tiếp tục, doanh nghiệp vẫn nên xem xét những phản hồi này của khách hàng để xác thực và điều chỉnh lại sản phẩm để tránh các rủi ro trong tương lai.

Phát triển sản phẩm mới

Doanh nghiệp đang phát triển một sản phẩm mới và trước khi sản xuất hàng loạt, điều cần thiết là phải thử nghiệm sản phẩm với đối tượng mục tiêu để đảm bảo rằng phản ứng tích cực đối với sản phẩm và không có sai lầm nào xảy ra liên quan đến hương vị, bao bì hoặc tính năng sản phẩm, v.v.

Phát triển tính năng mới

Doanh nghiệp có một sản phẩm thành công và đang phát triển thêm tính năng mới trên sản phẩm đó, vì vậy trước khi triển khai trực tiếp, việc thử nghiệm sản phẩm sẽ cho phép doanh nghiệp hiểu khách hàng hiện tại có phản ứng như thế nào với tính năng này.

Products testing là gì?

Triển khai thử nghiệm sản phẩm

Khi đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đã được thiết lập và doanh nghiệp cũng đã lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp, việc triển khai chương trình bắt đầu đi vào hoạt động.

Trước khi khách hàng bắt đầu sử dụng

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp quan sát những phản ứng ban đầu của người tiêu dùng đối với hình thức của sản phẩm như bao bì, mẫu mã, giao diện, v.v. Ở bước này, doanh nghiệp cần hỏi ý kiến phản hồi của người tiêu dùng về thiết kế bao bì, mùi của sản phẩm hay hình thức của sản phẩm. Đây là ấn tượng đầu tiên về sản phẩm của doanh nghiệp và cũng quan trọng như các bước sau. 

Ví dụ:

Bạn nghĩ gì về hình thức bên ngoài của sản phẩm? (Đánh giá từ 1 – 5)
Bạn nghĩ gì về khẩu phần của sản phẩm? (Đánh giá từ 1 – 5)
Bạn nghĩ gì về mùi của sản phẩm? (Đánh giá từ 1 – 5)

Khi khách hàng thử sử dụng sản phẩm

Trong giai đoạn này, người tiêu dùng bắt đầu chuẩn bị hoặc sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp cần quan sát cách thức mà họ chuẩn bị hoặc sử dụng sản phẩm mình, cũng như phản ứng với hương vị, mùi và khẩu phần. Đây là phần quan trọng nhất vì doanh nghiệp sẽ nhận được thông tin chi tiết về trải nghiệm sản phẩm sâu rộng nhất từ giai đoạn này.

 Ví dụ:

Bạn đã sử dụng dụng cụ nhà bếp nào sau đây khi chuẩn bị sử dụng sản phẩm? (Câu hỏi nhiều đáp án lựa chọn)

Bạn đã thực hiện những hoạt động nào sau đây khi ăn/ mặc hoặc sử dụng sản phẩm? (Câu hỏi nhiều đáp án lựa chọn)

Quay video khi người tiêu dùng chuẩn bị/ sử dụng sản phẩm (Video)

Sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm

Trong giai đoạn này, người tiêu dùng sẽ đánh giá tổng thể sản phẩm và doanh nghiệp tìm hiểu các đánh giá tổng thể cũng như các tác động có thể ảnh hưởng tới trạng thái mua sắm của người tham gia. 

Ví dụ:

Đánh giá chung về sản phẩm là gì? (đánh giá trên thang điểm 1 – 5)

Mức giá bạn sẵn sàng chi trả cho sản phẩm này? (đánh giá trên thang điểm 1 – 5)

Bạn có chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm mà bạn thường xuyên mua nhất không? (đánh giá trên thang điểm 1 – 5) 

Bạn nghĩ sản phẩm này là của thương hiệu nào? (câu hỏi mở)

Dựa trên đặc điểm sản phẩm, doanh nghiệp có thể tự thiết kế bảng hỏi khảo sát. Nếu bao bì sản phẩm chưa được thiết kế, doanh nghiệp có thể bỏ qua câu hỏi về yếu tố này, và tiếp tục với ấn tượng ban đầu và trải nghiệm sản phẩm. Nếu doanh nghiệp chỉ muốn hiểu sự thay đổi hương vị với khẩu vị của người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia nghiên cứu bằng cách nhảy các biến khác.

Thực hiện thử nghiệm sản phẩm có phức tạp không?

Thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm không phức tạp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này cần thực hiện cẩn thận bởi nó sẽ ảnh hưởng đến mức độ thành công của sản phẩm. Do vậy, việc nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm với khách hàng phải được thực hiện một cách chỉnh chu và nghiêm túc. 

Nên lựa chọn đơn vị thực hiện như thế nào?

Phương pháp thử nghiệm sản phẩm IHUT và CLT có sự khác biệt rõ rệt. Nếu danh mục sản phẩm hoặc giai đoạn sản xuất yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu CLT; thì doanh nghiệp nên tiến hành với các công ty nghiên cứu thị trường truyền thống. Việc xây dựng các phòng thí nghiệm cho nghiên cứu không đơn giản, và những công ty này đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. 

Nếu doanh nghiệp chuẩn bị thực hiện nghiên cứu IHUT, thì các kỹ thuật nghiên cứu trên thiết bị di động nên được thực hiện. Nghiên cứu trên thiết bị di động cho phép người tham gia nghiên cứu quay video về quá trình chuẩn bị và sử dụng; điều này cho phép doanh nghiệp tạo ra thông tin chi tiết về chất lượng tốt hơn và nhìn thấy mọi thứ từ con mắt của người tiêu dùng khi họ tương tác với sản phẩm. Cùng với đó, doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ các lợi ích khác của việc nghiên cứu thị trường hiện đại thông qua các thiết bị di động.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

https://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webphttps://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webp

Liên hệ MekongSoft để được tư vấn giải pháp phần mềm

Hồ Chí Minh

0944 443 558

Số 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

support@mekongsoft.com.vn

Kiên Giang

0901 000 508

L.33-7 đường số 2, KDC An Bình, Phường An Bình, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Cần Thơ

0939 802 202

D7 Lê Tấn Quốc, KĐTM Hưng Phú, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ

logo

Công ty Cổ phần Phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý chuyên biệt của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo đặc thù lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED