logo_header

Hiệu ứng Bullwhip là gì? Nguyên nhân xảy ra hiệu ứng Bullwhip

12/10/2022 10:50

Hiệu ứng Bullwhip là gì? Bullwhip Effect là gì?

Hiệu ứng Bullwhip là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một hiện tượng liên quan đến tín hiệu nhu cầu. Hiệu ứng Bullwhip là một hiện tượng chuỗi cung ứng liên quan đến sự thay đổi đột ngột của tín hiệu nhu cầu, khi một chuyển động nhỏ của nhu cầu có thể gây ra sự biến động lớn trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Hiện tượng này được mô tả như chuyển động của một chiếc roi da, trong đó một chuyển động nhỏ của cổ tay được chuyển đổi thành chuyển động lớn của roi, điều này sẽ khiến phần cuối của roi vượt quá tốc độ âm thanh và tạo ra một tiếng “rắc” có tính hủy diệt. Do đó, Hiệu ứng Bullwhip còn được gọi với cái tên hiệu ứng roi da. Để tránh “hiệu ứng roi da” mang tính hủy diệt này, các công ty cần phải có sự chuẩn bị để giảm thiểu tác động của nó.

Con người thường có xu hướng cảm thấy rằng những biến động nhỏ so với tiêu chuẩn sẽ dễ dàng được kiểm soát và cho rằng chúng không quan trọng. Hiệu ứng Bullwhip chứng tỏ rằng khi có một chuỗi các sự kiện phụ thuộc lẫn nhau được kết nối chặt chẽ, thì sẽ xảy ra điều ngược lại. Thay vì triệt tiêu lẫn nhau, những biến động nhỏ này sẽ cộng dồn và khuếch đại, gây ra các biến động mới lớn hơn và cuối cùng có thể khiến mọi thứ hoàn toàn đổ vỡ.

Nhu cầu được đo lường bằng các điểm bán hàng hoặc khả năng mua của khách hàng. Nếu nhu cầu đó đột ngột cao hơn hoặc thấp hơn bình thường, thì sự hoảng loạn sẽ xảy ra nếu hệ thống lập kế hoạch và dự báo nhu cầu của một công ty không có sự chuẩn bị trước để quản lý sự thay đổi đó. Và trong cơn hoảng loạn khi nhu cầu đột ngột tăng vọt lên hoặc xuống, điều này có thể gây ra phản ứng dây chuyền.

Khi phản ứng dây chuyền này xảy ra, nhà cung cấp ở phía đầu chuỗi cung ứng sẽ phải bù đắp lượng hàng quá mức hoặc thấp hơn cho sự thay đổi của nhu cầu bằng một biên độ không cân xứng. Phản ứng này sẽ nối tiếp bởi một phản ứng không cân xứng khác tương tự đối với đại lý hoặc nhà cung cấp tiếp theo nằm trong chuỗi.

Khi nhu cầu tiêu dùng đột ngột tăng cao hơn so với bình thường thì các nhà bán lẻ có xu hướng phát tín hiệu đến với nhà phân phối nhỏ rằng mặt hàng này đang tăng nhu cầu và cần nhập thêm hàng để đáp ứng trong thời gian tới, dẫn đến nhà phân phối nhỏ cũng phát tín hiệu tiếp nối đến tổng đại lý cung ứng tiếp tục nhập thêm mặt hàng này, các tổng đại lý cung ứng lại tiếp tục phát tín hiệu đến với doanh nghiệp sản xuất tăng sản lượng sản phẩm, doanh nghiệp sản xuất nhận thấy được tiềm năng lập tức tiếp tục đặt nguyên vật liệu thô từ các nhà cung ứng vật tư để đáp ứng sản xuất, sau đó khi nhu cầu tiêu dùng đột ngột giảm lại sẽ gây tình trạng thừa hàng tồn ở toàn bộ chuỗi từ nhà sản xuất cho đến nhà bán lẻ. Trong những trường hợp như vậy, chuỗi cung ứng của một công ty có thể sụp đổ.

Ở chiều hướng ngược lại, khi nhu cầu xuống dưới mức dự đoán, các nhà bán lẻ sẽ có xu hướng giảm giá để đẩy hàng ra và hạn chế nhập thêm hàng từ các nhà cung ứng, một loạt các tín hiệu sẽ đến doanh nghiệp sản xuất và họ sẽ hạn chế sản xuất thêm mặt hàng, ngay khi nhu cầu đột nhiên tăng trở lại cả chuỗi cung ứng sẽ không thể kịp đáp ứng gây ra tình trạng thiếu hàng, thổi giá tăng cao và giết chết mối quan hệ đối với người tiêu dùng. Như đã thấy, một tín hiệu ảo có thể gây ra hậu quả khuếch đại lên gấp nhiều lần.

Nguyên nhân hiệu ứng Bullwhip

Nguyên nhân của hiệu ứng Bullwhip bao gồm:

  1. Cập nhật dự báo nhu cầu - Khi các thành viên của chuỗi cung ứng bắt đầu điều chỉnh dự báo của họ để bù đắp cho sự thay đổi đáng kể lên hoặc xuống của nhu cầu, họ sử dụng dữ liệu từ bên trước đó nằm trong chuỗi (nhà cung cấp sử dụng dữ liệu từ nhà bán lẻ). Việc cập nhật này có thể xảy ra nhiều lần bởi các thành viên tiếp theo trong chuỗi cung ứng. Với dây chuyền dài hơn, kích thước của dự báo sai cứ thế lớn lên nhiều lần. Các mục tiêu sản xuất mới của bên sản xuất không phản ánh tín hiệu nhu cầu của cuối quá trình cung ứng.
  2. Đặt lô hàng lớn - Giống như cập nhật dự báo, phân lô theo đơn đặt hàng là kết quả từ quá trình ra quyết định của con người. Lý do có thể là để giải quyết các vấn đề về vận chuyển và hậu cần cũng như giảm thiểu chi phí, các nhà bán lẻ có xu hướng tích luỹ nhu cầu cho đến khi có thể đạt được một số lượng hàng đủ lớn để nhận được giá chiết khấu tốt hơn từ nhà cung cấp, điều đó dẫn đến sự thay đổi nhu cầu đột ngột tạo nên các tín hiệu ảo. Khi càng nhiều thành viên trong chuỗi thực hiện hành động này, tín hiệu như cầu càng bị bóp méo.
  3. Biến động giá - Biến động do lạm phát hoặc giảm giá hàng bán theo mùa hay tăng giá có thể gây ra hiệu ứng Bullwhip. Thường thì trong các kỳ lễ tết, các nhà bán lẻ sẽ tăng đơn đặt hàng đáng kể dựa trên nghiên cứu bán hàng nội bộ của họ. Hoặc họ có thể tiến hành bán hàng và chiết khấu để giảm lượng hàng tồn kho hay dành chỗ cho hàng hóa mới trong kho. Tất cả những điều này có thể coi là nhu cầu tăng đột biến và kích hoạt xu hướng tăng giá ở phía ngược dòng. Việc hiểu được nhu cầu thực tế của các nhà cung cấp càng trở nên khó khăn hơn khi số lượng đặt hàng thay đổi rất nhiều. Kết quả là các điều chỉnh tăng đối với các dự báo khiến chúng càng trở nên không chính xác.
  4. Thiếu hàng - Trong lúc nguồn cung eo hẹp, nhiều nhà cung cấp sẽ giảm mức phân phối lại do không đủ hàng. Chế độ phân phối này có thể là do họ bị hạn chế về năng lực và cố gắng phục vụ nhiều khách hàng hơn mức họ có thể xử lý với quy mô sản xuất hiện tại. Việc giảm mức phân phối khiến các nhà bán lẻ thiếu nguồn cung và làm tăng nhu cầu đặt hàng từ người tiêu dùng. Người tiêu dùng có xu hướng đặt hàng ở khắp mọi nhà bán lẻ mà họ biết với mong muốn mua được hàng, điều này làm tăng các đơn hàng ảo tạo tín hiệu trùng lặp từ nhiều nhà bán lẻ đến với nhà cung cấp và một khi người tiêu dùng được đáp ứng đơn hàng, tất cả các đơn đặt hàng trùng lặp còn lại sẽ bị huỷ bỏ làm giảm đột ngột nhu cầu.
  5. Năng lực công nghệ - Quản lý chuỗi cung ứng theo truyền thống được thực hiện bằng cách bắt tay, giao tiếp mặt đối mặt hoặc gọi điện, fax và email. Nó bao gồm việc sử dụng các công cụ như Excel và rất nhiều sự phỏng đoán của con người. Mỗi thành viên của chuỗi cung ứng cũng có thể có một mức năng lực công nghệ khác nhau. Khi điều này xảy ra, một thành viên có thể đang sử dụng phần mềm quản lý hiện đại trong khi nhà cung cấp của họ sử dụng Excel và một nhà cung cấp đầu chuỗi khác sử dụng phần mềm quản lý tại chỗ đã lỗi thời. Điều này gây ra sự cố giao tiếp, gây ra xung đột dữ liệu của nhà cung cấp, bị lỗi hoặc bị trễ thời gian.

Cách khắc phục hiệu ứng Bullwhip

Công cụ hiệu quả nhất để chống lại hiệu ứng Bullwhip là sử dụng phần mềm. Hầu hết các hệ thống ERP sẽ có chức năng riêng cho phép mã vạch kiểm soát hàng tồn kho chặt chẽ và tự động hóa hàng tồn kho. Loại phần mềm này cũng có chức năng quản lý và tự động hóa việc mua hàng. Nó có thể dự báo với dữ liệu thời gian thực để dự đoán chính xác các tín hiệu nhu cầu thực tế và phát triển lịch trình sản xuất có thể đạt được.

Ảnh hưởng của sự gián đoạn mà các chuỗi cung ứng ngày nay đều nhìn thấy được là bất kỳ công ty nào hoạt động với Excel và trực giác của con người đều có nhiều khả năng gây ra hiệu ứng Bullwhip. Với ERP hoặc phần mềm quản lý chuỗi cung ứng mạnh mẽ, Bullwhip có thể được quản lý một cách hiệu quả bằng cách:

  1. Cải thiện giao tiếp - Liên kết các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng mang lại cho tất cả các thành viên khả năng hiển thị từ đầu đến cuối về nhu cầu thực tế dựa trên doanh số bán hàng. Dữ liệu này được phân tích và áp dụng cho quá trình sản xuất tại nhà máy của mỗi nhà cung cấp, nơi nó có thể được liên kết sâu hơn với BOM (định mức tiêu hao nguyên vật liệu) và dữ liệu chất lượng. Tự động hóa bằng phần mềm hỗ trợ chia sẻ dữ liệu và giúp tất cả các thành viên có thể truy cập dữ liệu, tăng sự cộng tác và tin cậy.
  2. Hoạch định chiến lược hiệu quả - Trong khi nhu cầu ổn định cho phép một số công ty hoạt động với hệ thống đẩy (lưu trữ tồn kho cho nhu cầu tương lai), nhu cầu biến động có thể yêu cầu một hệ thống kéo (lưu trữ tồn kho theo đơn đặt hàng). Điều quan trọng là phần mềm phải chứa chức năng cho phép hàng tồn kho được tối ưu hóa, được gắn với các nhóm chính xác, được sử dụng và được phân bổ trong quá trình sản xuất. Nó cũng cho phép các công ty tự động hóa hơn nữa thông qua mã vạch và quét để theo dõi WIP.
  3. Tối ưu nhu cầu đặt hàng - Hầu hết phần mềm ERP hiện đại có thể tính đến nhiều biến số và đầu vào, đồng thời tạo ra các dự báo và lịch trình sản xuất chính xác . Phần mềm này có thể yêu cầu loại bỏ việc ra quyết định phỏng đoán của con người và cho phép mua hàng tự động ở các cấp độ phản ánh nhu cầu thực tế. Ví dụ: nếu một nhà quản lý làm tròn lên hoặc giảm xuống để tiết kiệm 250 đô la cho một chuyến xe tải chở hàng đến và quyết định đó gây ra hiệu ứng tăng giá dẫn đến 2500 đô la hàng tồn kho không cần thiết theo thời gian, thì khoản tiết kiệm là âm. Phần mềm có thể liên kết và tự động hóa quy trình này và cung cấp báo cáo tổng thể về số lượng nhập chính xác, phản ánh nhu cầu thực tế.
  4. Loại bỏ tình trạng thiếu hàng - phần mềm ERP lưu trữ chính xác dữ liệu lịch sử nhưng kết hợp nó với dữ liệu sản xuất thời gian thực để cung cấp một bức tranh rỏ ràng hơn về nhu cầu và được cập nhật liên tục. Hệ thống này cũng cho phép quản lý hàng tồn kho bền vững, cảnh báo khi lượng tồn kho xuống mức thấp. Do đó, các công ty luôn nhận thức được giá vốn hàng bán của họ và có thể đặt niềm tin vào các điều chỉnh tự động để họ không phản ứng quá mức và gây ra hiệu ứng tăng giá.

Hiệu ứng Bullwhip có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất. Nó gây ra sự nhầm lẫn và tạo ra tình trạng thiếu hoặc dư hàng trong kho, ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất và có thể dẫn đến thất thoát hoặc hạn chế dòng tiền do khóa vốn hoạt động dưới dạng hàng tồn kho. Các hệ thống ERP ngày nay có chức năng mạnh mẽ giúp tự động hóa việc mua hàng, tối ưu hóa hàng tồn kho, liên kết và phân tích nhu cầu thông qua các quy trình sản xuất và BOM.

Kết luận

  1. Hiệu ứng Bullwhip là một hiện tượng chuỗi cung ứng xảy ra khi một sự thay đổi nhỏ của nhu cầu có thể gây ra sự thay đổi lớn trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
  2. Khi nhu cầu đột ngột biến động, nếu hệ thống lập kế hoạch và dự báo nhu cầu của công ty không có sự chuẩn bị để quản lý nó, thì sự hoảng loạn có thể xảy ra, gây ra phản ứng dây chuyền trong đó mỗi bên của chuỗi cung ứng sau sẽ phản ứng sai lệch, khuếch đại sự biến động vượt xa thực tế.
  3. Hiệu ứng Bullwhip có thể xảy ra theo cả hai hướng và nó có thể kết thúc bằng sự sụp đổ của chuỗi cung ứng.
  4. Các yếu tố có thể gây ra hiệu ứng Bullwhip là: điều chỉnh dự báo nhu cầu, phân phối đơn hàng quá lớn, biến động giá, thiếu hàng, và khả năng công nghệ không đồng đều của những bên tham gia chuỗi cung ứng.
  5. Hiệu ứng Bullwhip có thể được giảm thiểu bằng các phương pháp giao tiếp tốt hơn, lập kế hoạch chiến lược hiệu quả hơn
  6. Một công cụ tốt để quản lý hiệu ứng Bullwhip là hệ thống ERP giúp giảm thiểu khả năng xảy ra hơn bằng cách cung cấp thông tin liên lạc tốt hơn, tăng hiệu quả của việc lập kế hoạch chiến lược, tối ưu việc phân chia đơn hàng, phân tích nhu cầu, quản lý hàng tồn kho tốt hơn.

Nếu bạn đang tìm cách tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu hiệu ứng Bullwhip trong doanh nghiệp của mình, các giải pháp phần mềm quản lý thông minh của MekongSoft sẽ là lựa chọn lý tưởng. Với phần mềm ERP và các công cụ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, MekongSoft giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ tồn kho, dự báo nhu cầu và quản lý quy trình sản xuất một cách tối ưu. 

Xem thêm:

Hãy liên hệ với Mekongsoft ngay hôm nay để được hỗ trợ tư vấn giải pháp phần mềm phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn!

Thông tin liên hệ:

  • Công ty cổ phần phần mềm Mekong

  • Hotline: 0944 443 558

  • Email: support@mekongsoft.com.vn

Chia sẻ bài viết

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

logo

Công ty cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED