08/04/2022 11:22
Nội Dung
1.Doanh nghiệp sản xuất là gì?
2.Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất là gì?
3.Quản lý doanh nghiệp sản xuất
4.Để doanh nghiệp sản xuất hoạt động hiệu quả cần làm gì?
5.Doanh nghiệp sản xuất có những loại hình nào?
5.2.Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp sản xuất tiếng Anh là Manufacturing Enterprises hay viết tắt là ME, là tổ chức kinh tế, thương mại được hợp pháp bởi chính phủ, hoạt động dựa trên các nguồn lực, tư liệu sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Doanh nghiệp sản xuất được xem như là xương sống của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, là tế bào quan trọng để cấu thành sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.
Có 3 yếu tố cơ bản và đặc biệt quan trọng để hình thành nên một doanh nghiệp sản xuất:
Sức lao động : là nguồn lực lao động của con người bao gồm thể lực lẫn trí lực, hiểu nôm na là công nhân viên, cán bộ làm việc tại doanh nghiệp.
Đối tượng lao động : là thứ mà con người sẽ biến đổi nó để tạo ra sản phẩm hay còn được hiểu là nguyên, vật liệu sản xuất, được chia thành 2 loại
+ Có sẳn trong tự nhiên: Liên quan đến công nghiệp khai thác như khoáng sản, đất đá, kim loại, nguồn thuỷ hải sản,...
+ Đã qua chế biến : Liên quan đến công nghiệp chế biến như vải, len, bông, thịt động vật, thực vật,...
Tư liệu lao động : Là nguồn lực hỗ trợ lao động trong quá trình sản xuất ra sản phẩm như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển, đường xá,...
Về cơ bản, các doanh nghiệp sản xuất có các đặc điểm chung bao gồm:
Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ dựa vào nhu cầu của thị trường để quyết định sẽ sản xuất mặt hàng nào, sản xuất gì để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người.
Quy trình sản xuất dựa trên sự kết hợp của một chuỗi các yếu tố về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công, nguồn năng lượng cung ứng cùng với rất nhiều yếu tố khác để tiến hành tạo ra sản phẩm. Có 2 loại quy trình sản xuất là tập trung vào sản phẩm (áp dụng cho sản xuất số lượng ít và đã được chuẩn hoá quy trình) và tập trung vào quy trình (áp dụng cho sản xuất số lượng vừa và nhỏ).
Chi phí sản xuất là các chi phí đáp ứng cho quá trình sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí nguồn năng lượng, chi phí khấu hao máy móc, chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi, chi phí quản lý điều hành,...
Giá thành sản phẩm được tính dựa trên toàn bộ chi phí để sản xuất ra một số lượng thành phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.
Để đảm bảo các yếu tố trên cần có một hệ thống phần mềm quản lý sản xuất chuyên nghiệp, giải quyết được các vấn đề như sau:
- Ghi nhận yêu cầu sản xuất : nhập mới, tạo tự động các yêu cầu sản xuất, đơn hàng sản xuất.
- Phân bố lệnh sản xuất : Dựa vào yêu cầu sản xuất tạo ra các lệnh để bộ phận sản xuất tiến hành làm việc.
- Tính toán nguyên vật liệu
- Nhập kho, xuất kho thành phẩm
- Tính toán giá thành sản phẩm, quản lý chi phí sản xuất
- Giao diện dễ sử dụng
- Cập nhật kiểm soát thông tin chính xác, đảm bảo liên tục
Tất cả các bộ phận sản xuất tại nhà máy có nhiệm vụ tham gia vào hoạt động quản lý doanh nghiệp sản xuất với quy trình như sau:
Để đảm bảo các hoạt động sản xuất hoạt động hiệu quả, các doanh nghiệp sản xuất cần đảm bảo:
Cân bằng giữa chi phí và năng suất : Cần cân bằng tốt giữa các khoản chi phí phát sinh và năng suất lao động để đảm bảo không gây lãng phí trong quá trình sản xuất.
Đảm bảo chất lượng : Chất lượng là yếu tố hàng đầu để công ty có thể nắm được thị phần và tồn tại trong ngành, một khi chất lượng của sản phẩm đi xuống thì doanh nghiệp sản xuất đó có thể phải đối mặt với việc mất đi nhóm khách hàng của mình.
Đảm bảo thiết kế : Thiết kế là một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho một doanh nghiệp, thu hút người tiêu dùng và chiếm lấy thị phần trong kinh doanh. Nếu có thể duy trì giữa chất lượng sản phẩm cao và thiết kế sản phẩm tốt thì dường như doanh nghiệp của bạn sẽ rất khó bị đánh bại.
Tối ưu hiệu quả chi phí : Phân bổ tốt nguồn lực, đảm bảo nguồn cung về nguyên vật liệu có giá cả hợp lý, tối ưu quy trình sản xuất để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp sản xuất.
Bất kỳ là doanh nghiệp của bạn có sản xuất sản phẩm gì thì cũng sẽ phải chọn lựa một trong những loại hình doanh nghiệp dưới đây khi tiến hành thành lập doanh nghiệp :
Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, mọi loại tài sản của cá nhân sẽ chịu trách nhiệm cho hoạt động doanh nghiệp của mình, tức là một khi công ty thua lỗ thì bạn sẽ phải bán cả tài sản cá nhân để trả nợ cho công ty. Loại hình doanh nghiệp này sẽ không có tư cách pháp nhân theo quy định của nhà nước và cũng không có quyền phát hành chứng khoán doanh nghiệp.
Là loại hình doanh nghiệp do 1 hoặc nhiều thành viên (không quá 50) tham gia điều hành, có trách nhiệm hữu hạn đối với hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ vốn điều lệ đã góp của thành viên, tức là khi công ty phá sản thì toàn bộ tài sản của công ty bao gồm vốn góp sẽ mang đi trả nợ mà không ảnh hưởng đến tài sản cá nhân. Loại hình doanh nghiệp này có tư cách pháp nhân ngay tại thời điểm được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp nhưng cũng không có quyền phát hành chứng khoán tương tự doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà ở đó vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau tính theo phần trăm, những người nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông, cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức và có trách nhiệm hữu hạn bằng số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông và không quy định số cổ đông tối đa, doanh nghiệp cổ đông có thể phát hành chứng khoán bằng cách chia nhỉ cổ phần để huy động vốn cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hợp danh là loại hình doanh nghiệp có ít nhất là 2 thành viên cùng sở hữu doanh nghiệp và bắt buộc chịu trách nhiệm vô hạn với doanh nghiệp bằng toàn bộ số tài sản của tất cả thành viên hợp danh. Ngoài ra, doanh nghiệp hợp doanh có thể kết nạp thêm thành viên góp vốn tuy nhiên thành viên góp vốn sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm bằng số vốn góp của mình, lúc này gọi là doanh nghiệp hợp danh hữu hạn.
Doanh nghiệp hợp danh không có quyền huy động vốn qua hình thức phát hành chứng khoán.
Trên đây là kiến thức cũng như giải đáp thắc mắc câu hỏi doanh nghiệp sản xuất là gì, hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn và lựa chọn được cho mình mô hình kinh doanh doanh nghiệp sản xuất phù hợp khi có nhu cầu. Mọi thắc mắc về phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp vui lòng liên hệ MekongSoft qua hotline 0944443558 để được tư vấn miễn phí.
Chia sẻ bài viết
Danh mục phần mềm
Viết phần mềm theo yêu cầu, viết app theo yêu cầu
Hệ thống phần mềm, app bán hàng, quản lý nhân viên giao hàng, công nợ
Phần mềm quản lý phương tiện vận tải logistics, container, chành xe
Phần mềm quản lý dự án, tiến độ thi công xây dựng công trình
Hệ thống phần mềm bán hàng online, app thương mại điện tử
Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP theo yêu cầu
Phần mềm quản lý sản xuất ngành may mặc, giày dép
MES Hệ thống phần mềm điều hành và quản lý sản xuất
Phần mềm quản lý nhà phân phối, đại lý bán sỉ, bán buôn
Phần mềm quản lý sản xuất, phân phối nước đóng bình, đóng chai
Phần mềm sản xuất kính cường lực
Phần mềm quản lý sản xuất cơ khí
Phần mềm quản lý kinh doanh xăng dầu
Phần mềm, app quản lý đầu tư kinh doanh bất động sản theo yêu cầu
Chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề quản trị theo từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực cụ thể. Hãy chọn phần mềm bạn quan tâm, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế theo yêu cầu của bạn.
Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực
Hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Đơn giản dễ sử dụng
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Công ty cổ phần phần mềm Mekong
Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.
Liên hệ
@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED