logo_header

Thông lượng là gì? Tính thời gian thông lượng trong sản xuất

29/10/2022 11:11

Định nghĩa thông lượng là gì?

Thông lượng (Tiếng Anh : Throughput) được định nghĩa trong sản xuất là quá trình từ đầu đến cuối để tạo ra một thành phẩm.Tương tự, thời gian thông lượng (throughput time) là tổng lượng thời gian cần thiết để hoàn thành quá trình tạo ra một thành phẩm. Nó bao gồm hoạt động chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu thô cho đến khi hoàn thành sản xuất thành phẩm và sẵn sàng xuất xưởng. 

Bởi vì tốc độ của nguyên vật liệu và quá trình lắp ráp, sản xuất khi nó đi qua các giai đoạn sản xuất là khác nhau cho nên thời gian thông lượng rất quan trọng để tính toán, đo lường nguyên vật liệu, lao động, vốn đầu tư và các chi phí khác. Nó cũng rất cần thiết để lập kế hoạch chuỗi cung ứng, dự báo, lập kế hoạch năng lực và lập lịch trình.

Các phép đo thời gian thông lượng chính xác cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất cách xây dựng, cải tiến trong chu trình sản xuất để rút ngắn thời gian sản xuất, cải thiện hiệu suất và hiệu quả.

Thời gian thông lượng là tổng của bốn khoảng thời gian khác nhau:

  1. Thời gian xử lý - Thời gian xử lý là thời gian dành cho quá trình sản xuất thực tế. Thời gian trộn, kéo sợi, nghiền, tán và vô số các bước tự động khác mà những nguyên liệu thô được chuyển thành thành phẩm trong một quy trình cơ học.
  2. Thời gian kiểm tra - Vì các loại hàng hóa khác nhau yêu cầu mức độ giám sát chất lượng khác nhau, thời gian kiểm tra bao gồm thời gian kiểm tra các thành phần, hỗn hợp hoặc cụm phụ trong quá trình sản xuất. Nó có thể bao gồm kiểm tra tự động hoặc kiểm tra thủ công.
  3. Thời gian di chuyển - Trong khi nhiều nhà máy được xây dựng để tối ưu hóa, giảm bớt sự di chuyển của các hàng hoá thành phẩm đến kho, một số công ty khác có thể đang sử dụng các nhà máy theo quy mô cũ hơn hoặc không gian hạn hẹp đòi hỏi nhiều thời gian để di chuyển các hàng thành phẩm hoặc tồn kho bán thành phẩm (WIP) . Bất kể là hoạt động theo cách nào, thời gian di chuyển phải được tính chính xác và cộng vào thời gian thông lượng. Nó bao gồm thời gian để di chuyển các tổ hợp phụ hoặc vật liệu đã qua xử lý vào và ra khỏi khu vực sản xuất cũng như thời gian cần thiết để di chuyển quy trình giữa các máy trạm với nhau.
  4. Thời gian xếp hàng - Còn được gọi là “thời gian chờ”, thời gian xếp hàng là thời gian chờ đợi sắp xếp hàng hoá để chuẩn bị đưa đến bước xử lý, kiểm tra hay vận chuyển vào kho.

Bằng cách cộng các chu kỳ thời gian này với nhau, doanh nghiệp có thể đạt được tổng thời gian thông lượng cần thiết để hoàn thành mỗi đơn vị sản phẩm. 

Điều này cho phép các sản phẩm được tính giá một cách chính xác để sử dụng trong các hoạt động kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh khác như lập kế hoạch, định giá và tính tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) cho các chi phí vốn. 

Các doanh nghiệp sản xuất cũng có thể sử dụng các chu trình này để tìm cách cải thiện quy trình sản xuất giúp cho quy trình sản xuất hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Khi mà thời gian xử lý là gần như khó có thể thay đổi thì các chu kỳ thời gian di chuyển, thời gian kiểm tra và thời gian xếp hàng sẽ có thể được tối ưu bằng phương pháp Sản xuất tinh gọn như LEAN hay Just In Time và các chương trình cải tiến khác có thể tác động đáng kể đến chi phí bằng cách giảm các khoảng thời gian đó.

Cách tính thông lượng, lợi nhuận và tỷ lệ ROI

Tính toán thời gian thông lượng là phương pháp được nhiều doanh nghiệp ứng dụng để đánh giá hiệu suất.

Thời gian thông lượng (T) sẽ bằng tổng của thời gian xử lý, thời gian di chuyển, thời gian kiểm tra và thời gian xếp hàng.

Hiệu quả thông lượng có thể được tính bằng cách sử dụng hàng thành phẩm kết hợp với tổng thời gian thông lượng (T) và tốc độ thông lượng (R). Bởi vì các doanh nghiệp sản xuất thường sản xuất nhiều đơn vị hàng hoá cùng một lúc, việc thiết lập tốc độ thông lượng cho phép các doanh nghiệp hiểu được vi dữ liệu của việc sản xuất một đơn vị nhỏ lẻ.

Công thức tính lượng hàng tồn kho thành phẩm đạt được bằng thông lượng : I = R x T

Trong đó I là Inventory nghĩa là hàng tồn kho thành phẩm, R là rate là tỷ lệ thông lượng hay tốc độ thông lượng và T là time nghĩa là tổng thời gian thông lượng.

Từ công thức trên, để tính tỉ lệ thông lượng hay hiệu quả thông lượng ta có thể biến đổi công thức thành R = I / T
Và để tính thời gian thông lượng ta có T = I / R
  1. Ví dụ 1 : Một lò bánh mì sản xuất được 1000 cái bánh mì trong 4 giờ, trong đó I = 1000 và T = 4 (nó đã bao gồm thời gian chuẩn bị nguyên liệu, nhào bột, tạo hình, sắp xếp và đưa vào lò nướng) , tỉ lệ thông lượng của nó sẽ là R = I / T = 1000 / 4 = 250, tức là tốc độ thông lượng là 250 cái / giờ. 
  2. Ví dụ 2 : Một doanh nghiệp sản xuất được 1000 thùng bia và đo được mỗi giờ thì có 100 thùng có thể xuất xưởng, trong đó I = 1000 và R = 100, tổng thời gian thông lượng của nó sẽ là T = I / R = 1000 / 100 = 10, tức là tổng thời gian thông lượng tiêu tốn 10 giờ để sản xuất được 1000 thùng bia. Bên cạnh đó, có thể tính chi tiết thêm mỗi phút sẽ sản xuất được bao nhiêu bằng cách chia hàng sản xuất trong 1 giờ cho 60. T (phút) = R (giờ) / 60 = 100 / 60 = ~ 1.7 thùng mỗi phút.
  3. Ví dụ 3 : Một công ty thiết đặt máy chạy trong 16 tiếng và mỗi tiếng tạo ra được 100 cái áo thun, trong đó T = 16 và R = 100, tổng lượng hàng thông lượng được là I = R x T = 16 x 100 = 1600, tức là lượng hàng tạo ra được trong suốt 16 tiếng sản xuất là 1600 cái áo thun. 

Sau khi tính toán được thời gian thông lượng và hiệu quả thông lượng, bạn sẽ dễ dàng tính được thông lượng, lợi nhuận và tỉ lệ hoàn vốn ROI.

Công thức tính thông lượng như sau :

Thông lượng = doanh thu - tổng chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là loại chi phí thay đổi theo thị trường, quy mô, số lượng tuỳ vào thời điểm sản xuất của doanh nghiệp. Các chi phí biến đổi có thể là chi phí nguyên vật liệu, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển, tiền nhân công,...

Ví dụ : Doanh thu đạt được khi một doanh nghiệp sản xuất 1000 cái bánh mì là 10 triệu đồng và tiêu tốn hết 3 triệu chi phí biến đổi.

Thông lượng = doanh thu - tổng chi phí biến đổi = 10 triệu - 3 triệu, như vậy thông lượng sẽ là 7 triệu.

Từ thông lượng sẽ tính được lợi nhuận ròng bằng công thức :

Lợi nhuận ròng = thông lượng - chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động ở đây chính là chi phí cần thiết để vận hành một doanh nghiệp hay các chi phí cố định.

Ví dụ : Đối với thông lượng 7 triệu như ở ví dụ trên, doanh nghiệp này tiêu tốn thêm 4 triệu cho chi phí vận hành toàn bộ doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng = thông lượng - chi phí hoạt động = 7 triệu - 4 triệu, như vậy lợi nhuận ròng sẽ là 3 triệu.

Sau đó, để tính tỉ lệ hoàn vốn ROI doanh nghiệp có thể sử dụng công thức sau :

ROI = [(tổng doanh thu - tổng chi phí) / tổng chi phí] x 100

Tổng chi phí là chi phí bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí hoạt động.

Ví dụ : Nếu tổng doanh thu khi doanh nghiệp bán 1000 cái bánh mì là 10 triệu, chi phí biến đổi là 3 triệu và chi phí hoạt động là 4 triệu.

ROI = [(tổng doanh thu - tổng chi phí) / tổng chi phí] x 100 = [(10 triệu - 7 triệu) / 7 triệu] x 100 = ~ 42.86%.

Nhìn vào 3 ví dụ trên, ta có thể nói một cách dễ hiểu rằng doanh nghiệp này cứ bỏ ra 7 triệu tiền vốn và thu về lợi nhuận ròng 3 triệu thì tỷ lệ hoàn vốn là ~ 42.86%.

Lợi ích của tính toán thời gian thông lượng

Quản lý hàng tồn kho

Theo dõi thời gian thông lượng có thể cho phép bạn theo dõi thời gian sản xuất liên quan như thế nào đến hàng tồn kho và điểm chuẩn để thiết lập các thay đổi về sản xuất. Bạn có thể tạo điểm chuẩn cho hàng tồn kho bằng cách điều chỉnh thời gian sản xuất để xem liệu nó có giúp tăng hay giảm số lượng sản phẩm trong kho của bạn hay không. Khi bạn tìm thấy sự cân bằng lý tưởng giữa việc giảm thời gian không cần thiết và giảm thiểu sai sót của sản phẩm, bạn có thể cân nhắc sử dụng tốc độ thông lượng của mình làm tiêu chuẩn của công ty.

Tăng lợi thế cạnh tranh

Bằng cách cải thiện thời gian thông lượng và sản xuất hàng tồn kho, có thể giúp đảm bảo rằng bạn đang đưa nhiều sản phẩm của mình ra thị trường nhất có thể với chi phí hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Việc duy trì các quy trình kinh doanh tối ưu có thể cho phép bạn tiết kiệm tiền cho lao động và tránh lãng phí, góp phần tạo ra lợi nhuận cao hơn hoặc tăng các hiệu quả tiếp thị. Bạn có thể sử dụng những lợi thế này để cạnh tranh với các đối thủ hiện tại và tạo đòn bẩy cho công ty của bạn chống lại những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường.

Hiệu quả

Kết quả của việc duy trì điểm chuẩn cho thời gian thông lượng thường mang đến sự gia tăng hiệu quả. Theo thuật ngữ kinh doanh, hiệu quả đề cập đến khả năng một công ty sử dụng tối đa các nguồn lực của mình. Thời gian thông lượng tối ưu cho phép bạn sản xuất lượng hàng tồn kho cao trong khi giảm thiểu chi phí lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bằng cách tối đa hóa lợi tức từ các nguồn lực, chẳng hạn như tài chính và thời gian, bạn có thể vận hành doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn.

Sự hài lòng của khách hàng

Mục tiêu của doanh nghiệp sản xuất là sản xuất một số lượng lớn các sản phẩm có chất lượng, thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu. Duy trì thời gian thông lượng phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp có thể giúp bạn đạt được mục tiêu này và duy trì cơ sở khách hàng hiện tại của mình. Khi khách hàng cảm nhận thương hiệu của bạn một cách tích cực, họ có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn bằng cách giới thiệu sản phẩm của bạn và khuyến khích những người khác cũng trở thành khách hàng của bạn.

So sánh thời gian thông lượng và thời gian chu kỳ (Cycle Time)

Như trong những bài viết trước Mekongsoft có đề cập đến thuật ngữ Cycle Time hay còn gọi là thời gian chu kỳ, về mặt lý thuyết định nghĩa của thời gian thông lượng và thời gian chu kỳ có vẻ tương đối giống nhau, cả hai đều đại diện cho thời gian cần thiết để sản xuất một sản phẩm từ đầu đến cuối. Sự khác biệt chính giữa hai thuật ngữ này là thông lượng phân tách toàn bộ quá trình thành một số thành phần nhỏ hơn, trong khi thời gian chu kỳ đo lường toàn bộ quá trình.

Thông lượng thường được sử dụng để phân tích hiệu suất sản xuất, vì cách nó chia quy trình thành nhiều phần giúp dễ dàng xác định các yếu tố có thể được cải thiện. Thời gian chu kỳ thường được sử dụng để đo lường khả năng đáp ứng tổng thể, vì nó thể hiện tổng lượng thời gian từ thời điểm quy trình sản xuất sản phẩm bắt đầu cho đến khi được giao cho khách hàng.

Giải pháp phần mềm quản lý sản xuất của Mekongsoft

MekongSoft cung cấp các giải pháp phần mềm tối ưu cho việc quản lý sản xuất, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, tính toán thông lượng, thời gian chu kỳ, và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Phần mềm của MekongSoft hỗ trợ tự động hóa các công đoạn quan trọng như kiểm tra chất lượng, theo dõi tồn kho, và quản lý nhân sự, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất và gia tăng lợi nhuận. Với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, giải pháp của Mekongsoft còn tích hợp khả năng dự báo nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất, và phân tích dữ liệu, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thị trường và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Hãy liên hệ MekongSoft để được tư vấn giải pháp phần mềm quản lý sản xuất  phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.

Thông tin liên hệ:

  • Công ty cổ phần phần mềm Mekong

  • Hotline:0944 443 558

  • Email:support@mekongsoft.com.vn

Chia sẻ bài viết

Giải pháp phần mềm theo yêu cầu

Chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề quản trị theo từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực cụ thể. Hãy chọn phần mềm bạn quan tâm, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế theo yêu cầu của bạn.

Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực
mks logo

Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực

Hiệu quả, tiết kiệm chi phí
mks logo

Hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Đơn giản dễ sử dụng
mks logo

Đơn giản dễ sử dụng

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

logo

Công ty cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED