logo_header

Thời gian chu kỳ là gì? Cách tính thời gian chu kỳ trong sản xuất

03:44 26/10/2022

Định nghĩa thời gian chu kỳ là gì?

Thời gian chu kỳ là một chỉ số hiệu suất sản xuất được sử dụng để đo thời gian của các quy trình sản xuất cụ thể và để có được cái nhìn chi tiết về hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.

"Thời gian chu kỳ (Tiếng Anh : Cycle Time) là thời gian cần thiết để hoàn thành một hoạt động sản xuất đơn lẻ trên một đơn vị hoặc nhiều đơn vị sản phẩm cùng một lúc tính từ đầu đến cuối, có nghĩa là một sản phẩm trải qua một giai đoạn sản xuất của nó."

Có hai loại thời gian chu kỳ phổ biến :

  1. Các bước hỗ trợ quá trình như tải và dỡ hàng, được gọi là Thời gian chu kỳ vận hành (Operator Cycle Time).
  2. Thời gian làm việc của máy để thực hiện sản phẩm đến khi kết thúc quá trình sản xuất một đơn vị hay nhiều đơn vị sản phẩm, được gọi là Thời gian chu kỳ thiết bị hay Thời gian chu kỳ máy (Machine Cycle Time).

Thời gian chu kỳ là một KPI quan trọng cho phép các nhà quản lý sản xuất nắm bắt nhịp độ năng suất của công ty.

Đây là một phương pháp tốt để đánh giá thời gian của các nhiệm vụ khác nhau trong quá trình sản xuất, cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất những thông tin chi tiết để lập kế hoạch tốt hơn và cải thiện hiệu quả.

Ngoài ra còn một số thuật ngữ khác về thời gian chu kỳ như :

  1. Thời gian chu kỳ thực tế (Typical cycle time) là thời gian chu kỳ đạt được trong điều kiện bình thường;
  2. Thời gian chu kỳ lý tưởng (Ideal cycle time) là thời gian xử lý tối thiểu theo lý thuyết của một đơn vị sản phẩm.
  3. Thời gian chu kỳ hiệu quả (Effective Machine Cycle Time) là toàn bộ chu kỳ bao gồm cả thời gian chu kỳ vận hành, thời gian chu kỳ thiết bị, thời gian chuyển đổi giữa các đơn vị, lô hàng.
  4. Thời gian chu kỳ bị mất (Cycle Time Loss) là thời gian máy chạy chậm hơn thời gian chu kỳ lý tưởng (một phần ảnh hưởng bởi các thông số máy do nhà sản xuất thiết bị thiết lập) hay thời gian dừng máy, thời gian chết xảy ra trong một chu kỳ sản xuất. Nó là chỉ số rỏ ràng nhất để so sánh thời gian chu kỳ thực tế với thời gian chu kỳ điển hình.

 Cách tính thời gian chu kỳ?

Nếu các lô sản phẩm được xử lý theo từng sản phẩm một thì thời gian chu kỳ được tính bằng cách chia tổng thời gian của quy trình cho lượng hàng hóa được xử lý trong một máy trạm.

Công thức : Thời gian chu kỳ (trên 1 sản phẩm) = Thời lượng quy trình / Tổng lượng hàng hóa được xử lý

Có nghĩa là nếu bạn có một máy trạm duy nhất lắp ráp một sản phẩm từ đầu đến cuối, thời gian chu kỳ của nó là thời gian trung bình của một lần lắp ráp.

Khi một máy CNC xử lý 90 đơn vị trong một giờ, năng suất của nó là 90 đơn vị / h và do đó thời gian chu kỳ của nó là 60/90 = 0,67 phút hoặc 40 giây trên một đơn vị.

Nếu bạn đang làm việc để đáp ứng nhiều lô sản phẩm cho một đơn hàng, thời gian chu kỳ sẽ tương ứng với thời gian xử lý của mỗi lô :

Công thức : Thời gian chu kỳ (trên mỗi lô) = thời gian hoàn thành xử lý một lô hàng hoá

 Hoặc nếu bạn muốn tính thời gian chu kỳ cho mỗi đơn hàng, nó sẽ bằng thời gian hoàn thành xử lý một đơn hàng đó :

Công thức : Thời gian chu kỳ (trên đơn hàng) = thời gian bắt đầu đơn hàng - thời gian kết thúc đơn hàng

Ví dụ bạn sản xuất một đơn hàng 100 lô cà phê với mỗi lô 50 gói và bắt đầu từ 8h sáng cho đến 16h chiều sẽ sẵn sàng xuất xưởng, thì :

Thời gian chu kỳ (trên đơn hàng) = thời gian kết thúc - thời gian bắt đầu = 16 - 8 = 8 giờ

Thời gian chu kỳ (trên mỗi lô) = Thời gian hoàn thành xử lý một lô hàng hoá = (8*60 phút) / 100 = 4,8 phút cho mỗi lô

Thời gian chu kỳ (trên mỗi sản phẩm) = Thời lượng quy trình / Tổng lượng hàng hóa được xử lý = (8*60) / (50*100) = 0,096 phút = 5,76 giây / gói

Thời gian chu kỳ trong phần mềm ERP sản xuất

Hệ thống ERP sản xuất cho phép bạn thiết lập thời gian chu kỳ cho các hoạt động của mình. Nó sử dụng thông tin đó để lên lịch chính xác cho các hoạt động sản xuất, vì vậy bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan và ngắn gọn về lịch sản xuất của doanh nghiệp.

Thời gian chu kỳ trong phần mềm ERP sản xuất phải là thực tế chứ không phải là lý thuyết. Khi nhân viên của phân xưởng báo cáo hoạt động của họ, ERP có thể cung cấp số liệu thống kê về thời gian chu kỳ thực tế được xác định trong hệ thống như thế nào.

Điều đó sẽ giúp bạn có cơ hội phát hiện xu hướng sản xuất, xác định sự kém hiệu quả và thiếu sót liên quan đến thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu hoặc công nhân.

Nhờ khả năng thu thập và phân tích dữ liệu khổng lồ, phần mềm ERP sản xuất là một cách hiệu quả hơn nhiều để quản lý thời gian chu kỳ so với bảng tính hoặc phương pháp viết sổ sách.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

https://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webphttps://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webp

Hãy liên hệ MekongSoft để tư vấn các phần mềm nâng cao

Hồ Chí Minh

0944 443 558

Số 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

support@mekongsoft.com.vn

Kiên Giang

0901 000 508

L.33-7 đường số 2, KDC An Bình, Phường An Bình, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Cần Thơ

0939 802 202

D7 Lê Tấn Quốc, KĐTM Hưng Phú, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ

logo

Công ty Cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý chuyên biệt của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo đặc thù lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường ĐaKao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED