10/08/2022 09:36
Đối với hoạt động sản xuất - Nền tảng cốt lõi của ngành công nghiệp, hệ thống MES đang dần chứng minh được giá trị của mình. Đây được đánh giá là một trong những giải pháp điều hành sản xuất tiên tiến trong xu thế chuyển đổi số doanh nghiệp đang được đẩy mạnh triển khai. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu hệ thống MES là gì? và những lợi ích hệ thống MES mang đến cho doanh nghiệp.
Nội Dung
2.Chức năng cốt lõi của hệ thống MES
3.Hệ thống MES mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
4.Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng hệ thống MES
5.Hệ thống quản lý sản xuất MES phù hợp với doanh nghiệp nào?
6.IoT có thể thay thế được hệ thống MES không?
7.Tương lai của hệ thống MES 4.0
Hệ thống MES (Manufacturing Execution System) là một hệ thống quản lý sản xuất tích hợp tận dụng công nghệ để gia tăng tối đa hiệu quả vận hành của nhà máy. Hệ thống quản lý sản xuất MES tập trung vào giám sát khu vực sản xuất, theo dõi lịch sử và quản lý chất lượng sản phẩm theo thời gian thực.
Hệ thống giám sát và quản trị sản xuất MES giải phóng hoạt động sản xuất khỏi các quy trình thủ công. Phần mềm cung cấp các thông tin hữu ích để tối ưu hóa và theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Ngoài vai trò quản lý thông tin trong quá trình sản xuất của nhà máy, hệ thống MES trong sản xuất còn đóng vai trò là “cá thể” kết nối với hệ thống thông tin nội bộ của doanh nghiệp như: ERP, BI, Smart factory, tự động hóa.
Hệ thống điều hành sản xuất MES là một hệ thống quản lý sản xuất hiện đại, nhận phản hồi và yêu cầu phản ứng trong thời gian thực, cung cấp thông tin tại một nguồn duy nhất. Lợi ích của một hệ thống MES được thiết lập hoàn chỉnh có thể bao gồm:
Tại sao nên xây dựng hệ thống MES? Doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ môi trường trong đó có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hướng đến quy trình sản xuất thông minh, quản lý dữ liệu theo thời gian thực, hệ thống điều hành sản xuất MES là giải pháp giúp doanh nghiệp hạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn.
Có thể hiểu theo cách khác, triển khai hệ thống MES sẽ là sự lựa chọn hiệu quả nếu hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bạn gặp một số lỗi dưới đây:
Cũng như bất kỳ hệ thống công nghệ nào khác, MES không dành cho tất cả các doanh nghiệp. Trước khi triển khai hệ thống điều hành sản xuất MES, tổ chức nên cân nhắc các vấn đề về sự phù hợp của hệ thống như: hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có đủ lớn để cần ứng dụng MES hay không? Tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp có phù hợp khi đầu tư hệ thống MES hay không?
Mô hình phần mềm MES trong sản xuất phù hợp với các quy trình làm việc với tính chất rất phức tạp bằng cách thu thập dữ liệu tự động khối lượng lớn, thực hiện theo đơn đặt hàng, lắp ráp rời rạc, quy trình hàng loạt,... Vì vậy, hệ thống thực điều hành sản xuất MES đang được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt, được ứng dụng nhiều trong một số ngành như: chất bán dẫn, điện tử, thiết bị y tế, ô tô, hàng không vũ trụ, dược phẩm, kim loại, nhựa, v.v.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất thông minh, hệ thống MES ngày nay được tích hợp thêm nhiều nền tảng công nghệ như: trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây,... Cùng với đó, các hệ thống máy móc tự động và nền tảng IoT (Internet vạn vật) cũng đang được ứng dụng trong nhà máy thông minh giống như giải pháp quản trị sản xuất MES.
Tuy nhiên, một mình nền tảng IoT chưa phải là tất cả những gì doanh nghiệp cần để quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất. Phần mềm IoT gặp một số hạn chế về việc cung cấp bối cảnh hoạt động cho dữ liệu, không thể kích hoạt các hành động đối với dữ liệu và nền tảng này không được thiết kế để sắp xếp quy trình trong toàn bộ hoạt động sản xuất.
Ngược lại với nền tảng mô hình IoT, hệ thống MES cung cấp các nền tảng giúp con người sắp xếp quy trình và kiểm soát các vòng lặp trong việc vận hành sản xuất. Vì vậy, mặc dù là một nền tảng công nghệ tiên tiến được phát triển sau, thế nhưng công nghệ Internet vạn vật (IoT) vẫn không thể thay thế vị trí của hệ thống MES trong sản xuất.
Trong ngành công nghiệp sản xuất tiên tiến, hệ thống MES vẫn đóng vai trò trung tâm và cộng hưởng với các vệ tinh bổ trợ là các giải pháp IoT, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo,...
Với sự có mặt của công nghệ IoT trong mô hình sản xuất, hệ thống MES có thể làm việc và kết nối với nhiều loại thiết bị đa dạng như Mobile, công nghệ AR, thiết bị Wearable. Ngoài ra, MES cũng phát triển thêm các khả năng phân tích dự đoán, trực quan hóa dữ liệu khi tích hợp với nền tảng Internet vạn vật.
Sự phát triển của công nghệ hứa hẹn sẽ mang đến những giải pháp quản lý hiệu quả cho hoạt động sản xuất nói riêng và toàn bộ doanh nghiệp nói chung. Dưới đây là 7 xu hướng phát triển đáng chú ý của hệ thống MES:
1. Thu thập dữ liệu tự động từ nền tảng IoT: Công nghệ kết nối hiện hiện đại cho phép truy cập và khai thác dữ liệu một cách nhanh chóng từ các khu vực sản xuất trong nhà máy. Dữ liệu được cập nhật một cách tự động trên phần mềm đảm bảo độ “mới” và giảm thiểu những lỗi thường gặp khi nhập liệu bằng tay.
2. Sử dụng tài liệu điện tử: Xu hướng quản lý tài liệu điện tử đang dần được phát triển trên nhiều nền tảng và hệ thống quản lý sản xuất MES cũng không phải ngoại lệ. Giờ đây, việc tạo đơn hàng sản xuất và nhận thông tin kỹ thuật đã được thực hiện hoàn toàn trên nền tảng điện tử. Và chắc chắn, trong tương lai việc quản lý dữ liệu của hệ thống MES sẽ được phát triển một cách mạnh mẽ.
3. Gia tăng khả năng tích hợp với các thiết bị: Hệ thống MES có thể tích hợp với nhiều thiết bị như máy tính bảng và các thiết bị phần cứng để nhập thông tin đầu vào.
4. Tích hợp tốt hơn với các hệ thống: Không có gì ngạc nhiên khi hệ thống điều hành sản xuất MES cần phải được tích hợp với hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Điều này giúp quá trình sản xuất được thực hiện một cách khép kín với nguồn lực và yêu cầu đã đề ra. Hay nói cách khác, phần mềm ERP giúp định hướng kế hoạch triển khai cho hệ thống MES.
5. Việc kết nối máy với hệ thống MES: Thông qua các nền tảng công nghệ tiên tiến như cảm biến và hệ thống liên lạc các dữ liệu về máy móc được thu thập một cách chính xác cho phép kiểm soát toàn bộ dây chuyền sản xuất theo thời gian thực.
6. Hợp nhất dữ liệu và trực quan hóa: Công nghệ MES giúp tổng hợp tất cả dữ liệu trong một hệ thống chung giúp người quản lý sản xuất có một cách nhìn trực quan về quá trình sản xuất.
7. Chức năng phân tích dữ liệu nâng cao giúp hệ thống MES thực thi các kế hoạch sản xuất theo định hướng dữ liệu.
Hệ thống MES là một giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng lợi thế cạnh tranh. Trong tương lai, giải pháp quản trị sản xuất sẽ hướng đến sự tích hợp, quản lý dữ liệu điện tử và khả năng phân tích trực quan để phù hợp với xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc triển khai hệ thống quản trị sản xuất, hãy liên hệ ngay MekongSoft qua hotline 09.4444.3558 để được các chuyên gia công nghệ giúp bạn tư vấn giải pháp và tháo gỡ các vướng mắc. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo bản dùng thử miễn phí dưới đây để trải nghiệm các tính năng tuyệt vời của phần mềm MekongSoft.
Chia sẻ bài viết
Danh mục phần mềm
MES Hệ thống điều hành và quản lý sản xuất
Phần mềm viết theo yêu cầu
Kinh doanh xăng dầu
Phần mềm quản lý thi công xây dựng
Phần mềm quản lý sản xuất may mặc
Phần mềm quản lý sản xuất cơ khí
Phần mềm sản xuất kính cường lực
Phần mềm quản lý phương tiện vận tải, chành xe
Hệ thống phần mềm bán hàng online
Hệ thống quản lý kênh phân phối
Hệ thống phần mềm quản lý nhân viên giao hàng, thu nợ
Phần mềm quản lý sản xuất, phân phối nước đóng bình, đóng chai
Chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề quản trị theo từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực cụ thể. Hãy chọn phần mềm bạn quan tâm, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế theo yêu cầu của bạn.
Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực
Hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Đơn giản dễ sử dụng
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.
@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED