logo_header

Xây dựng mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp

09:26 09/08/2022

Quản trị hiệu quả khiến doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro, loại bỏ chi phí không cần thiết, tối ưu nguồn lực để tạo ra các giá trị.

Nội Dung

1.Mục tiêu của quản trị sản xuất trong doanh nghiệp

2.Xây dựng mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp sao cho hiệu quả?

2.1.Tổ chức mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp

2.2.Các nhiệm vụ chính trong quản trị sản xuất

Mục tiêu của quản trị sản xuất trong doanh nghiệp

Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm hai việc chính là:

  1. Thiết kế, xây dựng hệ thống sản xuất (từ đầu vào nguyên vật liệu tới đầu ra thành phẩm)
  2. Quản trị quá trình sản xuất (Vận hành, kiểm tra, báo cáo, đánh giá,...)

Mục tiêu thiết lập mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp đó là:

  1. Thiết kế và xây dựng hệ thống sản xuất thông minh, linh hoạt
  2. Tối ưu các nguồn lực, rút ngắn thời gian, giảm chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất có thể để tạo lợi thế cho sản phẩm đầu ra.
  3. Kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiến độ sản xuất, cung ứng sản phẩm đúng thời gian, chất lượng, số lượng theo đơn đặt hàng.
  4. Bằng việc đảm bảo các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ gây ấn tượng cho khách hàng, đối tác bởi sự chuyên nghiệp, khả năng cung ứng số lượng hàng hoá lớn trong thời gian ngắn. Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp hiệu quả tạo cơ hội thắng trên đường đua chiếm lĩnh thị trường.

Xem thêm : 8 yếu tố của mô hình quản trị sản xuất doanh nghiệp

Xây dựng mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp sao cho hiệu quả?

Tổ chức mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp

Mô hình quản trị sản xuất sẽ được xây dựng dựa trên quy mô, đặc thù nghiệp vụ của từng ngành sản xuất. Tổ chức quản lý có thể được phân cấp như sau:

  1. Bộ phận quản lý: Là các giám đốc, các nhà quản lý. Nhóm nhân sự này giữ vai trò hoạch định, đưa ra chiến lược, kế hoạch tổ chức sản xuất. Sau đó, dựa vào kế hoạch để bố trí nguồn lực, triển khai quy trình sản xuất và giám sát thực thi sao cho hiệu quả.
  2. Bộ phận sản xuất chính: Đội ngũ công nhân chính, trực tiếp chế tạo sản phẩm.
  3. Bộ phận sản xuất phụ trợ: Đây là đội ngũ giữ vai trò hỗ trợ cho bộ phận sản xuất chính, giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục.
  4. Bộ phận xử lý phụ phẩm: Đối với các doanh nghiệp lớn sẽ cần có một đội ngũ nhân công xử lý nguồn phế liệu, tận dụng để tạo ra các sản phẩm phụ.
  5. Bộ phận phục vụ sản xuất: Nhiệm vụ của bộ phận này đó là bảo quản, cung ứng, cấp phát tất cả các nguyên liệu, dụng cụ, máy móc cần thiết cho quá trình sản xuất.

Trong mô hình quản trị sản xuất, bộ phận quản lý là bộ phận chủ chốt, trực tiếp đảm nhiệm các nhiệm vụ mang tính quản lý và bao quát.

Các nhiệm vụ chính trong quản trị sản xuất

  1. Dự báo nhu cầu sản xuất dựa trên nhu cầu thị trường, chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch sản xuất mới.
  2. Thiết kế sản phẩm, dựa vào sản phẩm để lựa chọn, sắp xếp, chuẩn bị máy móc, công nghệ phù hợp để sản xuất.
  3. Hoạch định năng lực sản xuất: Rà soát toàn bộ các nguồn lực đang có và có thể đáp ứng để xác định quy mô sản xuất. Hoạch định là bước quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
  4. Vị trí sản xuất: Lựa chọn vị trí đặt nhà máy, xưởng sản xuất để xác định chi phí sản xuất, vận chuyển và thị trường tiêu thụ. Đây cũng là một trong những yếu tố cần xác định để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  5. Bố trí hạ tầng sản xuất: Thiết kế, lắp đặt máy móc, chuẩn bị các yếu tố hạ tầng.
  6. Bố trí nhân lực: Nhân sự phụ trách trong hệ thống sản xuất theo từng phân đoạn như thế nào? Phân bổ càng hợp lý, thông minh thì chi phí vận hành càng giảm.
  7. Điều phối sản xuất: Nhà quản trị cần lập quy trình điều phối sản xuất, bao gồm hoạt động sản xuất, công việc của từng nhân công, nhóm nhân công, chức năng, thứ tự của máy móc,...
  8. Vận hành và kiểm soát hệ thống: Sau khi tất cả các bước trên được hoàn thiện, mô hình sản xuất trong doanh nghiệp sẽ được vận hành chính thức. Nhà quản trị cần bao quát hoạt động vận hành, theo dõi các báo cáo, dữ liệu thống kê.

Như vậy, việc quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào xây dựng mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp. Nhà quản trị buộc phải nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm để làm tốt nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh đó, nhà quản trị cần cập nhật các công nghệ phần cứng và phần mềm mới, các giải pháp quản trị hiệu quả trong kỷ nguyên 4.0. Trong đó, phải kể đến phần mềm quản lý sản xuất - một phần mềm không thể thiếu để tối ưu hoá mô hình quản trị sản xuất của doanh nghiệp. MekongSoft là đơn vị cung cấp phần mềm sản xuất có uy tín nhất trên thị trường hiện nay, tải về ngay bản dùng thử miễn phí dưới đây để trải nghiệm các tính năng vượt trội.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

https://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webphttps://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webp

Hãy liên hệ MekongSoft để tư vấn các phần mềm nâng cao

Hồ Chí Minh

0944 443 558

Số 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

support@mekongsoft.com.vn

Kiên Giang

0901 000 508

L.33-7 đường số 2, KDC An Bình, Phường An Bình, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Cần Thơ

0939 802 202

D7 Lê Tấn Quốc, KĐTM Hưng Phú, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ

logo

Công ty Cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý chuyên biệt của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo đặc thù lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường ĐaKao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED