logo_header

Contract Manufacturing là gì? Toll Manufacturing là gì?

08:31 27/10/2022

Định nghĩa Contract Manufacturing là gì?

"Contract Manufacturing có nghĩa là sản xuất theo hợp đồng, là toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm cho một doanh nghiệp khác. Nó thường được sử dụng để giảm chi phí cho thiết bị sản xuất và lương công nhân sản xuất, đáp ứng nhu cầu tăng đột biến hoặc thâm nhập vào thị trường mới".

Có nhiều con đường dẫn đến thành công trong sản xuất, một số công ty tự sản xuất sản phẩm của họ, một số khác tự sản xuất một phần hàng hóa của họ trong khi mua nguyên vật liệu được gia công một phần hoặc các bộ phận phụ từ những nhà sản xuất khác.

Những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm của họ thông qua các đơn vị khác đang làm như vậy bằng cách sử dụng phương thức Contract Manufacturing (sản xuất theo hợp đồng).

Trong Contract Manufacturing, một công ty sẽ bắt đầu một hợp đồng giữa họ và một nhà sản xuất để sản xuất một số lượng sản phẩm nhất định cho công ty của họ trong một khoảng thời gian. Nó còn được gọi là Private Manufacturing (sản xuất sản phẩm độc quyền cho một nhà bán lẻ) hoặc White Label Manufacturing (sản phẩm sản xuất từ một nhà sản xuất nhưng dán nhãn bởi một thương hiệu khác).

Ưu điểm của hình thức Contract Manufacturing

Có nhiều lý do khiến các công ty sử dụng hình thức Contract Manufacturing. Vì sản xuất thường là một quá trình cần nhiều vốn, sản xuất theo hợp đồng cho phép các công ty tập trung vào thiết kế, tiếp thị, bán hàng và phát triển sản phẩm trong khi chuyển chi phí sản xuất thành chi phí bán cố định ít biến đổi hơn, dễ quản lý hơn. Nếu không cần phải chi một phần tài chính cho việc mua máy móc thiết bị, các công ty có thể tập trung vào năng lực cốt lõi và phát triển các dòng sản phẩm của họ.

Tùy thuộc vào chi phí vốn, một công ty có sản phẩm tốt và có khả năng mở rộng thị trường có thể chọn sản xuất một số sản phẩm của mình hoặc lắp ráp phụ tại một nhà sản xuất theo hợp đồng để tăng cường năng lực sản xuất cho đến khi có đủ chi phí để mua máy móc thiết bị và vận hành nội bộ.

Contract Manufacturing có thể hữu ích cho các doanh nghiệp có các sản phẩm sản xuất theo mùa, có tính chu kỳ cao và không có mong muốn đầu tư thêm vào thiết bị nhưng cần sản xuất thêm để hỗ trợ các dòng sản phẩm hiện có cho mùa bán hàng. Điều này mang lại cho doanh nghiệp sự linh hoạt trong việc mở rộng quy mô, cho phép họ kiểm soát chi phí, tồn kho nguyên vật liệu và các hoạt động liên quan khác.

Nhược điểm của hình thức Contract Manufacturing

Một số rủi ro cần lưu ý khi sử dụng hình thức Contract Manufacturing thông qua nhà sản xuất bên thứ ba được thuê ngoài bao gồm:

Địa lý và pháp lý - Một số nhà sản xuất bên thứ ba ở nước ngoài có thể bị luật pháp quốc gia của họ hạn chế vận chuyển đến một số khu vực nhất định, một khi điều đó xảy ra đột ngột doanh nghiệp có thể gặp khủng hoảng do không có kênh sản xuất. Điển hình là gần đây một số vấn đề liên quan đến thông quan giữa Việt Nam và Trung Quốc đã khiến hàng hoá đình trệ ở các cửa khẩu, trong tình hình đó các doanh nghiệp Việt Nam có hợp đồng sản xuất với các doanh nghiệp OEM của Trung Quốc có thể gánh chịu hậu quả nặng nề.
Chi phí vận chuyển - Nhiều nhà sản xuất theo hợp đồng chỉ chịu trách nhiệm sản xuất chứ không chịu trách nhiệm vận chuyển Logistics. Trong trường hợp này, bên công ty thuê có thể tiết kiệm chi phí sản xuất hàng hóa nhưng sẽ phải quản lý riêng chi phí vận chuyển, hậu cần và phân phối.
Kiểm soát chất lượng - Bất kể hàng hóa được sản xuất bởi nhà cung cấp theo hợp đồng là loại hàng hoá nào thì bên công ty thuê cũng sẽ có ít khả năng quản lý, kiểm soát và đảm bảo chất lượng từ nhà sản xuất bên thứ ba hơn so với sản xuất và kiểm soát nội bộ.
Sở hữu trí tuệ - Đối với hàng hóa được cấp bằng sáng chế hoặc cần có kỹ thuật cao, việc sử dụng nhà sản xuất bên thứ ba có thể dẫn đến việc rò rỉ thông tin độc quyền, cung cấp thông tin cho các đối thủ cạnh tranh và họ sẽ sản xuất một sản phẩm tương tự với chi phí thấp hơn.

Định nghĩa Toll Manufacturing là gì?

"Toll Manufacturing có nghĩa là sản xuất gia công, là hình thức một doanh nghiệp thuê ngoài một doanh nghiệp sản xuất khác để gia công, lắp ráp một thành phần, một công đoạn nào đó của sản phẩm".

Mặc dù Toll Manufacturing nghe khá giống với Contract Manufacturing, nhưng thật chất lại khác nhau. Trong Contract Manufacturing, nhà sản xuất bên thứ ba chịu trách nhiệm đối với toàn bộ chu kỳ sản xuất của thành phẩm, bao gồm việc thu mua nguyên vật liệu và tất cả các giai đoạn sản xuất từ ​​đầu đến cuối. Trong Toll Manufacturing, công ty mẹ cung cấp vật liệu và thiết kế trong khi công ty bên thứ ba chịu trách nhiệm xử lý nguyên liệu thô đó hoặc hàng bán thành phẩm.

Đối với hình thức Toll Manufacturing, bên công ty thuê có quyền kiểm soát nhiều hơn đối với nhà sản xuất bên thứ ba vì họ đang cung cấp và quản lý dòng nguyên liệu thô. Một số ví dụ đáng chú ý về Toll Manufacturing có thể kể đến như :

  1. Apple / Foxconn - Trong khi mọi người đều biết Apple là ai, thì lại có nhiều người có thể không nhận ra Foxconn. Foxconn là nhà sản xuất mà Apple gửi các vật liệu của mình như linh kiện điện tử, vỏ, sạc, kính cho màn hình và đèn LED để sản xuất máy tính và điện thoại của mình. 
  2. Microsoft / Flextronics - Giống như Apple, Microsoft hợp tác với Flextronics để sản xuất các sản phẩm hoàn thiện của mình, các thành phần sẽ được cung cấp bởi Microsoft.

Toll Manufacturing cho phép các công ty có mức độ kiểm soát cao hơn so với Contract Manufacturing và giảm thiểu rủi ro về kiểm soát chất lượng được đề cập trong phần trên của Contract Manufacturing. Nó cũng cho phép họ quản lý hậu cần và kiểm soát nhiều hơn các khía cạnh độc quyền, sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh của họ.

Ứng dụng ERP vào Contract Manufacturing và Toll Manufacturing

Một hệ thống phần mềm ERP mạnh mẽ có thể giúp ích rất nhiều cho cả bên công ty thuê lẫn nhà sản xuất bên thứ ba.

Với hình thức quản trị gắn liền với việc định tuyến hay đám mây, việc sử dụng hàng tồn kho và quản lý đầu ra của thành phẩm có thể được bên công ty thuê dễ dàng giám sát và duy trì khả năng theo dõi hoạt động đối với một số hoặc tất cả hàng hóa mà họ sản xuất thông qua các bên thứ ba. Điều này cho phép họ nhận biết và phản hồi nhanh hơn khi các vấn đề phát sinh.

Đối với các nhà sản xuất bên thứ ba, việc sử dụng phần mềm sản xuất linh hoạt có nghĩa là họ có thể đảm nhận việc sản xuất thành phẩm từ nhiều công ty thuê khác nhau và quản lý quy trình sản xuất với BOM chính xác, nguyên vật liệu được định giá đầy đủ, nguồn lực lao động có thể kiểm soát và dây chuyền sản xuất linh hoạt .

Các nền tảng phần mềm này cung cấp cho các nhà sản xuất bên thứ ba các khả năng hoạch định như BOM nhiều cấp, truyền EDI, theo dõi lao động, quản lý đơn đặt hàng, kiểm soát thời hạn và lô hàng và nhiều tính năng khác.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

https://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webphttps://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webp

Hãy liên hệ MekongSoft để tư vấn các phần mềm nâng cao

Hồ Chí Minh

0944 443 558

Số 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

support@mekongsoft.com.vn

Kiên Giang

0901 000 508

L.33-7 đường số 2, KDC An Bình, Phường An Bình, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Cần Thơ

0939 802 202

D7 Lê Tấn Quốc, KĐTM Hưng Phú, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ

logo

Công ty Cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý chuyên biệt của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo đặc thù lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường ĐaKao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED