logo_header

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng khác nhau thế nào?

13/05/2022 11:00

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm các quy trình cấp cao liên quan đến vấn đề tìm kiếm nguồn cung ứng, mua nguyên liệu thô và tạo ra thành phẩm. Những công đoạn này sử dụng Logistics để cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng, đồng thời, thúc đẩy lợi nhuận và tăng ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
 
Hiểu một cách đơn giản hơn, để quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng doanh nghiệp đưa ra các chiến lược và chỉ đạo hoạt động của Logistics diễn ra hàng ngày. Hàng hóa sẽ được đi từ nhà máy, nhà kho, trung tâm vận chuyển địa phương đến các cơ sở bán lẻ, phân phối ở khắp mọi nơi. 

Như vậy, Logistics là một phần của chuỗi cung ứng. Nó giúp lưu trữ và cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến tay khách hàng đúng thời gian với giá cả cạnh tranh. 

1. Thế nào là Logistics?

Công việc của Logistics bao gồm lập kế hoạch, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa giữa các điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, Logistics còn điều phối cơ sở vật chất, con người, thiết bị cũng như các nguồn lực khác nhau để đảm bảo sản phẩm vận chuyển đến đúng thời điểm. 

Các quy trình thuộc lĩnh vực Logistics sẽ giúp doanh nghiệp vận chuyển, quản lý đội xe, quản lý hàng tồn kho, xử lý nguyên vật liệu và hoàn thành đơn đặt hàng.

 

Logistics

2. Thế nào là quản lý chuỗi cung ứng?

Quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến các hoạt động tạo ra thành phẩm từ nguyên liệu thô ban đầu và giao chúng cho khách hàng. Người phụ trách tập trung vào việc cải thiện quy trình trên để mang lại lợi ích cho khách hàng lẫn đối tác kinh doanh. 

Thực hiện tốt việc quản lý này cho phép doanh nghiệp chủ động theo dõi hàng hóa qua từng giai đoạn. Từ đó, nó cung cấp một cái nhìn tổng quan cho người đứng đầu đánh giá quy trình sản xuất có đúng kế hoạch và kiểm soát các rủi ro bất ngờ. 

Quản lý chuỗi cung ứng thường liên quan đến việc giám sát mạng lưới rộng các nhà cung cấp, đối tác hậu cần, nhà phân phối bán buôn, nhà bán lẻ và người tiêu dùng cuối. Mối quan hệ giữa các bên liên quan có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang.

Lấy ví dụ về nhà sản xuất sản phẩm vệ sinh nhà cửa. Công ty này thực hiện chức năng quản lý cung ứng bằng cách đi tìm nguồn hóa chất, vật tư cần thiết từ nhà cung cấp, sản xuất thành phẩm, phân phối thành phẩm đến cửa hàng tiện lợi, siêu thị. Mọi quy trình liên quan đến chuyển động của sản phẩm này đều thuộc về quản lý chuỗi cung ứng. 

quan ly chuoi cung ung

Điểm giống nhau giữa logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Vậy giữa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có những đặc điểm gì giống nhau? Về cơ bản, cả hai lĩnh vực này đều tập trung vào dòng chảy của hàng hóa. Doanh nghiệp phải giám sát chặt chẽ từ khi bắt đầu đến điểm cuối cùng là người tiêu dùng. Mọi hoạt động của chúng đòi hỏi sự phối hợp cẩn trọng của nguồn cung, lao động và cơ sở vật chất nhằm đảm bảo hàng hóa lưu thông thuận lợi.

Logistics là một phần quan trọng không thể thiếu của chuỗi cung ứng. Trong khi đó, người quản lý chuỗi sẽ đưa ra chiến lược, định hướng cụ thể cho Logistics trong và ngoài nước. Vì vậy, điểm chung của chúng có thể tóm gọn như sau:

  1. Tập trung và hướng đến hàng hóa, dịch vụ, thông tin.
  2.  Xoay quanh một luồng hàng hóa và dịch vụ duy nhất, bắt nguồn từ nhà cung cấp – nhà sản xuất – người buôn bán – người bán lẻ / người tiêu dùng.
  3. Mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ sự thành công của công ty, tạo nên dấu ấn khác biệt của công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
  4. Gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm.
Tham khảo : Phần mềm quản lý vận tải Logistics

Điểm khác nhau giữa logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Mặc dù giữa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có nhiều điểm chung khiến chúng thường được gọi thay thế cho nhau. Tuy nhiên, hai khái niệm này vẫn tồn tại những điểm khác nhau cần phải được phân biệt và làm rõ. Bảng so sánh dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan:

Logistics Quản lý chuỗi cung ứng
Tập trung vào vấn đề vận chuyển hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời điểm, phương thức đưa chúng đến tay khách hàng. Vạch ra chiến lược và hoạt động liên quan đến vấn đề:
  1. Lập kế hoạch
  2. Tìm nguồn cung
  3. Sản xuất
  4. Phân phối hàng hóa
  5. Xử lý hàng bị hoàn trả
Chú trọng đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng. Hoạt động theo hướng cải tiến quy trình, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh. 
Tập trung vào vấn đề giao hàng, vận chuyển hàng sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Kiểm soát quá trình đi từ nguyên liệu thô đến hàng hóa hoàn chỉnh, vận chuyển từ nhà cung cấp – nhà sản xuất đến người dùng cuối.
 

1. Về quy trình

Về quy trình, Logistics bao gồm các quy trình vận chuyển trong và ngoài nước, đặc biệt là tại các kho bãi. Logistics cũng liên quan đến quy trình trả hàng và bảo vệ bao bì sản phẩm. 

Trong khi đó, quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến các hoạt động hậu cần, đưa ra kế hoạch cung cấp, hoạch định nhu cầu và nguồn lực của doanh nghiệp sao cho tối ưu hóa và tạo ra lợi thế hơn đối thủ. 

2. Về mục đích

Mục tiêu của Logistics là cung cấp dịch vụ vận chuyển và giao hàng đúng lúc, đúng nơi, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Sự hài lòng là đích đến cuối cùng mà Logistics muốn nhắm đến và đạt được. 

Trong kho đó, quản lý chuỗi cung ứng nhắm vào sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, nó tập trung cải tiến quy trình sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. 

3. Về mô tả công việc

Một người thực hiện công việc Logistics có những trách nhiệm sau:

  1. Quản lý, lập kế hoạch cho các chính sách, mục tiêu, sáng kiến Logistics.
  2. Tạo quy trình quản lý Logistics, tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu chi phí chung.
  3. Giám sát lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, phù hợp. Đàm phán, phân phối và vận chuyển, kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả. 
Đối với người quản lý chuỗi cung ứng, trách nhiệm của họ gồm những công việc sau:
  1. Giám sát, theo dõi, quản lý chuỗi tổng thể cùng các hoạt động thuộc Logistics. Mục tiêu là tối đa hóa hiệu quả và giảm thiểu chi phí.
  2. Phối hợp với nhà quản lý chức năng, lập kế hoạch, phát triển quy trình hoạt động của trung tâm phân phối để chuyển giao hàng hóa được liền mạch và thông suốt.
  3. Quản lý, giám sát trình độ, hiệu suất nhà cung cấp, đảm bảo họ đáp ứng được các yêu cầu mà công ty đề ra. 

Mối liên hệ giữa logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý cung ứng chịu trách nhiệm về việc vận chuyển, lưu trữ hàng hóa và ghi lại hành trình của sản phẩm từ lúc còn là nguyên liệu thô cho đến khi về tay người dùng. Logistics giám sát và quản lý việc vận chuyển hàng hóa từ vị trí này sang vị trí khác trong chuỗi một cách trơn tru và hiệu quả.

Bằng cách thông qua việc đảm bảo nguyên vật liệu, sản phẩm di chuyển đúng vị trí, đúng thời điểm với ngân sách phù hợp, Logistics giúp quá trình sản xuất diễn ra trôi chảy. Nó góp phần không nhỏ vào thành công và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường.

Trên đây là một những so sánh tổng hợp giúp bạn phân biệt được hoạt động của Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc thúc đẩy quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Chúc các bạn thành công!

Chia sẻ bài viết

Giải pháp phần mềm theo yêu cầu

Chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề quản trị theo từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực cụ thể. Hãy chọn phần mềm bạn quan tâm, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế theo yêu cầu của bạn.

Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực
mks logo

Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực

Hiệu quả, tiết kiệm chi phí
mks logo

Hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Đơn giản dễ sử dụng
mks logo

Đơn giản dễ sử dụng

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

logo

Công ty cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED