logo_header

Doanh nghiệp logistics là gì?

12/04/2022 11:30

Nội Dung

1.Logistics là gì? Định nghĩa doanh nghiệp Logistics

2.Phân loại quá trình của doanh nghiệp logistics

3.Các hình thức của doanh nghiệp Logistics

3.1.First Party Logistics

3.2.Second Party Logistics

3.3.Third Party Logistics

3.4.Fourth Party Logistics

3.5.Five Party Logistics

4.Tầm quan trọng của doanh nghiệp Logistics

5.Các hoạt động của doanh nghiệp Logistics

6.Thủ tục đăng ký hoạt động doanh nghiệp Logistics

6.1.Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

6.2.Nộp hồ sơ đăng ký

6.3.Sau khi được cấp giấy phép hoạt động

7.Ngành Logistics đối với sinh viên

7.1.Học ngành Logistics cần gì?

7.2.Học ngành Logistics ở đâu tốt?

7.3.Cơ hội việc làm sau khi học ngành Logistics

Logistics là gì? Định nghĩa doanh nghiệp Logistics

Logistics là một trong những quy trình quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hoá, có thể hiểu là khâu trung gian, theo dõi và vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, toàn bộ quá trình được đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng và tối ưu hiệu quả cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Logistics hay doanh nghiệp hậu cần là tổ chức hợp pháp được nhà nước cấp phép hoạt động có nhiệm vụ điều tiết hàng hoá, khai thác một hoặc nhiều hoạt động bao gồm : nhận hàng, thực hiện thủ tục hải quan, vận chuyển, lưu trữ kho bãi, đóng gói hàng hoá, đánh dấu ký hiệu hàng hoá, công tác vận tải giao hàng và các hoạt động khác liên quan đến hàng hoá để nhận lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Logistics có thể đảm nhiệm thêm các vai trò khác như thu mua, vận hành tìm kiếm nguyên liệu đầu vào, lên kế hoạch sản xuất hay tư vấn dịch vụ khách hàng.

Tham khảo phần mềm quản lý vận tải của MekongSoft, phần mềm giúp các doanh nghiệp tối ưu trong quản lý vận tải hàng, vận tải người, kiểm soát hoạt động xuất bến, vào bến, lưu trữ bãi kho một cách hiệu quả.

Phân loại quá trình của doanh nghiệp logistics

Quá trình Logistics được phân chia thành 3 loại hình cơ bản như sau:

Inbound Logistics (Logistics đầu vào) : là hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp, tối ưu về giá trị, thời gian và chi phí vận hành sản xuất, đảm bảo giám sát việc sản xuất diễn ra tốt nhất với chi phí và rủi ro thấp nhất.

Outbound Logistics (Logistics đầu ra) : là hoạt động vận chuyển, phân phối thành phẩm đến nơi tiêu thụ sao cho tối ưu về giá thành, tạo lợi thế cạnh tranh, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng và mang đến lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp.

Reverse Logistics (Logistics ngược) : là hoạt động thu hồi sản phẩm không đạt chuẩn, phế liệu, phế phẩm,...nhằm mục đích tái chế, xử lý sản phẩm.

Các hình thức của doanh nghiệp Logistics

Doanh nghiệp Logistics hoạt động bằng 1 trong 5 hình thức cơ bản sau đây:

1 PL Logistics (First Party Logistics)

Đây là hình thức mà Logistics hoạt động như một bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp sản xuất, hay nói cách khác là doanh nghiệp sản xuất tự chịu trách nhiệm về các hoạt động Logistics cho mình.

2 PL Logistics (Second Party Logistics)

Với hình thức này, doanh nghiệp Logistics sẽ chỉ đảm nhiệm 1 khâu trong chuỗi quá trình, với nhiều hoạt động khác nhau có thể sẽ có nhiều doanh nghiệp Logistics cùng phối hợp thực hiện, tạo nên một dây chuyền.

3 PL Logistics (Third Party Logistics)

Đây là hình thức doanh nghiệp Logistics được thuê để quản lý thực hiện toàn bộ hoặc một số khâu nhất định trong chuỗi cung ứng, dựa trên uỷ quyền danh nghĩa của khách hàng.

4 PL Logistics (Fourth Party Logistics)

4 PL Logistics là hình thức hoạt động rộng hơn của 3 PL Logistics, kiểm soát toàn bộ hoạt động Logistics, là trung tâm duy nhất kết nối tất cả các công việc phức tạp như quản lý nguồn lực, điều phối kiểm soát, xây dựng vận hành các giải pháp Logistics.

5 PL Logistics (Five Party Logistics)

Bao gồm 3 PL và 4 PL, giám sát hệ thống quản lý đơn hàng, hệ thống quản lý kho hàng và hệ thống quản lý vận tải. Cả ba hệ thống này được phối hợp chặt chẽ và khép kín dựa vào sự tiến bộ công nghệ thông tin. Thông thường chỉ có những doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử mới sử dụng loại hình hoạt động này.

Tầm quan trọng của doanh nghiệp Logistics

Doanh nghiệp Logistics không có ý nghĩa quá nhiều trong hoạt động bán hàng nhưng nó đóng góp vào gần như toàn bộ quá trình sản xuất và cung ứng hàng hoá. Doanh nghiệp Logistics hoạt động hiệu quả sẽ giúp tối ưu về chi phí cho doanh nghiệp sản xuất, thúc đẩy quá trình tăng trưởng, giảm thiểu rủi ro tối đa về hàng hoá, giúp doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Logistics đóng vai trò giải quyết đầu ra và đầu vào cho doanh nghiệp một cách tốt nhất, giá thành của hàng hoá cũng bị tác động bởi sự hiệu quả của Logistics. Giảm thiểu thời gian trong vận tải phân phối sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp đối với các đại lý bán hàng, tăng hiệu suất bán hàng, góp phần mở rộng thị trường thương mại cho doanh nghiệp.

Một sản phẩm cho dù có hiệu năng cao, thiết kế bắt mắt nhưng nếu không thể đến tay người tiêu dùng hoặc không kịp thời sẽ khiến doanh nghiệp kinh doanh bị giảm đi lợi thế so với đối thủ, mất thị phần, tác động đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp.

doanh nghiệp logistics

Các hoạt động của doanh nghiệp Logistics

Theo Nghị định 163/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp Logistics Việt Nam được phép cung cấp các hoạt động:

✔️ Bốc dỡ container (ngoại trừ dịch vụ tại sân bay);

✔️ Quản lý kho bãi thuộc vận tải biển;

✔️ Dịch vụ kho bãi cho mọi hình thức vận tải;

✔️ Chuyển phát;

✔️ Đại lý vận tải hàng hoá;

✔️ Đại lý thủ tục hải quan (bao gồm thông quan);

✔️ Dịch vụ liên quan đến vận tải hàng hoá bao gồm : Kiểm tra đơn, môi giới vận tải, kiểm định, cân đo trọng lượng, giao nhận hàng, cung cấp chứng từ vận tải;

✔️ Hỗ trợ thương mại, bán lẻ bao gồm quản lý lưu kho, tập hợp, phân loại hàng hoá;

✔️ Vận tải hàng hoá theo đường biển;

✔️ Vận tải hàng hoá theo đường thuỷ nội địa;

✔️ Vận tải hàng hoá theo đường sắt;

✔️ Vận tải hàng hoá theo đường bộ;

✔️ Vận tải hàng không;

✔️ Phân tích và kiểm định kỹ thuật;

✔️ Các loại hình dịch vụ khác do doanh nghiệp Logistics và khách hàng thoả thuận dựa trên luật thương mại.

Thủ tục đăng ký hoạt động doanh nghiệp Logistics

Theo căn cứ pháp lý:

Luật Doanh nghiệp 2020;

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

Luật thương mại năm 2005;

Nghị định 163/2017/NĐ-CP Quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics.

Chủ thể kinh doanh : Phải là doanh nghiệp, các cá nhân không có đủ điều kiện để đăng ký hoạt động.

Điều kiện chung : Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics nào theo nghị định 163 phía trên phải đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh loại dịch vụ đó theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp Logistics kinh doanh bằng các phương tiện kết nối internet, mạng di động, viễn thông cần tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.

Sau khi đã đáp ứng các điều kiện trên, doanh nghiệp Logistics muốn hoạt động kinh doanh hãy tiến hành thực hiện các thủ tục sau :

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm :

- Giấy đăng ký doanh nghiệp;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tương ứng, bản sao giấy tờ pháp lý chứng minh sáng lập doanh nghiệp;

- Điều lệ doanh nghiệp;

- Danh sách thành viên, cổ đông thành lập doanh nghiệp;

- Quyết định thành lập hoặc văn bản có liên quan, giấy uỷ quyền đối với người đại diện cổ đông, thành viên doanh nghiệp.

Nộp hồ sơ đăng ký

Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Nộp trực tuyến tại địa chỉ https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng, khi nhận kết quả cần mang theo hồ sơ đăng ký bản giấy nộp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

Kết quả sẽ được trả sau 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ chưa hợp lệ sẽ có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ đăng ký.

Sau khi được cấp giấy phép hoạt động

- Mua chữ ký điện tử để đăng ký, kê khai thuế điện tử;
- Kê khai và nộp thuế môn bài;
- Đăng ký phát hàng hoá đơn điện tử.

Ngành Logistics đối với sinh viên

Học ngành Logistics cần gì?

Sinh viên muốn theo học ngành Logistics cần chú ý trang bị những kỹ năng sau :

- Kỹ năng ngoại ngữ, tin học;

- Khả năng tư duy nhạy bén, logic;

- Có khả năng lập kế hoạch, năng động, sáng tạo;

- Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm, chịu áp lực;

- Kỹ năng giao tiếp, trình bày, thuyết phục;

- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.

Học ngành Logistics ở đâu tốt?

Dưới đây là một số trường có thế mạnh trong giảng dạy ngành Logistics :

✔️ Đại học Ngoại thương

  • Đại học Ngoại thương Cơ sở 1 - số 91 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội;
  • Đại học Ngoại thương Cơ sở 2 - số 15 Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh;
  • Đại học Ngoại thương Cơ sở 3 - số 260 Bạch Đằng, Nam Khê - Uông Bí - Quảng Ninh.

✔️ Đại học Hàng hải Việt Nam - số 484 Lạch Tray, Đổng Quốc Bình, Lê Chân, Hải Phòng.

✔️ Cao đẳng Tài chính Hải quan - số B2/1A Đường 385 - Phường Tăng Nhơn Phú A - Quận 9 - TP.HCM.

✔️ Học viện Tài chính - số 58 Lê Văn Hiến, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

✔️ Đại học Kinh tế TPHCM - số 59C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

✔️ Đại học Giao thông vận tải TPHCM - số 02 Võ Oanh, Phường 25, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

✔️ Đại học Kinh tế – Luật - số 669 QL1A, khu phố 3, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

✔️ Đại học Tôn Đức Thắng - số 19 Đ.Nguyễn Hữu Thọ, Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

✔️ Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TpHCM - khu phố 6, TP Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

✔️ Đại học Quốc tế RMIT

  • RMIT Phạm Ngọc Thạch - số 702 Nguyễn Văn Linh, Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh;
  • RMIT Nam Sài Gòn - số 21 đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh;
  • RMIT Hà Nội - số 521 đường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.

✔️ Cao đẳng Kinh tế đối ngoại - số 287 Phan Đình Phùng, P.15, Q. Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ hội việc làm sau khi học ngành Logistics

Sau khi học ngành Logistics, sinh viên có thể lựa chọn việc làm cho mình như:

  • Nhân viên vận hành kho bãi (Warehouse Staff)
  • Nhân viên kinh doanh (Sale Staff)
  • Nhân viên chứng từ (Document Staff)
  • Nhân viên thu mua ( Purchasing Staff)
  • Nhân viên giao nhận (Forwarder)
  • Nhân viên hiện trường (Operation Staff)
  • Nhân viên hải quan (Customs Clerk)
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer servies)

Trên đây là thông tin về doanh nghiệp Logistics và những thông tin liên quan. Mọi thắc mắc về phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm quản lý vận tải, phần mềm bán hàng vui lòng liên hệ MekongSoft qua số hotline  0944443558  để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Chia sẻ bài viết

Giải pháp phần mềm theo yêu cầu

Chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề quản trị theo từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực cụ thể. Hãy chọn phần mềm bạn quan tâm, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế theo yêu cầu của bạn.

Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực
mks logo

Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực

Hiệu quả, tiết kiệm chi phí
mks logo

Hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Đơn giản dễ sử dụng
mks logo

Đơn giản dễ sử dụng

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://api-mks.mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://api-mks.mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://api-mks.mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://api-mks.mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://api-mks.mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://api-mks.mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

logo

Công ty cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED