logo_header

Định giá sản phẩm là gì? Top 10 chiến lược định giá sản phẩm

11/07/2022 16:14

Nếu không trang bị kiến thức kỹ lưỡng rất có thể bạn sẽ đưa ra những con số không phù hợp, khiến công việc kinh doanh bị ảnh hưởng không nhỉ. Vì vậy, hãy cân nhắc đến 10 chiến lược định giá sản phẩm trong marketing được chia sẻ dưới đây để có những định hướng tốt nhất cho mình.

Định giá sản phẩm là gì?

Một câu hỏi có lẽ sẽ không quá khó đối với nhiều người đã và đang hoạt động trong mảng kinh doanh, buôn bán. Định giá sản phẩm (Pricing Strategy) là một quy trình được diễn ra với các khâu phân tích, đánh giá, tính toán nhằm đưa ra một con số cụ thể cho sản phẩm, dịch vụ về giá bán khi được tung ra thị trường.

Những mức giá sản phẩm, dịch vụ mà bạn mua sắm mỗi ngày chính là kết quả cuối cùng của quy trình này. Mức giá được xây dựng cho sản phẩm sẽ được tính toán từ rất nhiều khía cạnh, yếu tố khác nhau. Vì vậy, một sản phẩm thoạt nhìn qua bề ngoài bạn sẽ rất khó hiểu vì sao nó lại có mức giá đắt đỏ như vậy.

Thực chất, giá sản phẩm không chỉ được định giá duy nhất từ chi phí sản xuất như nhiều người vẫn nhầm lẫn. Bởi nếu chỉ có tính toán từ chi phí sản xuất thì chắc chắn các doanh nghiệp, người buôn bán không thể có lãi được. Thậm chí, họ còn bị lỗ nếu như bỏ ra rất nhiều khoản chi phí khác đầu tư và để vận hành công việc kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp chỉ cần định giá sản phẩm của mình luôn ở mức cao là được. Người tiêu dùng hiện nay rất thông minh họ không chỉ biết so sánh mà còn đánh giá, cân nhắc xem liệu mức giá bạn đưa ra có thực sự cân xứng hay không.

Xem thêm : 5 yếu tố giúp điều chỉnh giá sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh

Tầm quan trọng của việc định giá sản phẩm

Đứng từ góc độ của nhiều người thì có lẽ việc định giá sản phẩm rất đơn giản, nhưng chỉ có ai làm kinh doanh mới hiểu được độ khó của công việc này. Bởi quy trình này có một vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến rất nhiều khâu trong vận hành kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, chiến lược kinh doanh, marketing, dòng tiền,…

Vì vậy, nếu chỉ giữ quan điểm rằng định giá sản phẩm đơn giản là đưa ra giá bán cụ thể trên một sản phẩm thì bạn rất dễ mắc phải nhiều sai lầm. Đây là một quá trình tương đối phức tạp, không phải ngay lập tức có thể đưa ra con số cụ thể mà chính xác.

Nếu không có kiến thức đầy đủ, sự tính toán tỉ mĩ, kỹ lưỡng với độ chính xác cao còn dễ khiến doanh nghiệp rơi vào một trong hai tình huống đáng báo động như sau:

  1. Định giá quá thấp: Sợ sản phẩm không bán được, chạy đua chiến lược về giá so với đối thủ của mình, không tính toán hết các khoản chi phí,… những điều này đều khiến doanh nghiệp định giá quá thấp cho sản phẩm của mình. Tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên chính là doanh thu bị giảm đi.
  2. Định giá quá cao: Trái ngược với tình huống trên, định giá sản phẩm quá cao là tình trạng không ít các chủ cửa hàng, doanh nghiệp mắc phải. Điều này sẽ khiến lượng khách hàng mua sắm bị giảm xuống, do khả năng chi trả có hạn.

Vì vậy, việc định giá sản phẩm sẽ tác động rất nhiều đến nhiều khía cạnh trong kinh doanh của bất kì ai. Dù ở quy mô là các doanh nghiệp lớn hay cửa hàng bán lẻ, online thì đây cũng là quy trình có nắm giữ vai trò quan trọng đặc biệt. Thậm chí, nếu bạn định giá sản phẩm tốt còn có thể tạo nên một ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ khác mà không phải lo lắng chạy theo các chiến lược giảm giá, khuyến mại sau đó.

Khi nào thì cần phải định giá sản phẩm?

Định giá sản phẩm là một quy trình được tiến hành với nhiều bước, nhiều khâu và có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Không đơn giản chỉ là sau một, hai ngày tính toán là bạn đã có thể đưa ra một con số để bán cho khách hàng của mình. Công việc này sẽ được thực hiện sau khi bạn tiến hành nghiên cứu thị trường, cân nhắc đến các yếu tố tác động, phân tích xu hướng và khả năng chi trả của người tiêu dùng. Tất cả đều sẽ mất rất nhiều thời gian, nên rất nhiều doanh nghiệp thường có tâm lý định giá một lần xong rồi thôi.

Điều này là một quan điểm rất sai lầm, định giá sản phẩm là quy trình mất nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, trong suốt quá trình kinh doanh, phát triển công việc này không chỉ được diễn ra một lần duy nhất. Thông thường vào các thời điểm sau đầy thì doanh nghiệp cần phải tiến hành định giá sản phẩm cho mình.

  1. Ra mắt dòng sản phẩm, phiên bản nâng cấp mới
  2. Chi phí đầu tư, sản xuất có nhiều sự thay đổi.
  3. Thâm nhập thị trường mới
  4. Đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lược giá cạnh tranh trực tiếp
  5. Nền kinh tế chung đang rơi vào tình trạng lạm phát, khó khăn
  6. Chiến lược kinh doanh thay đổi
  7. Khách hàng kiếm được tiền nhiều hơn từ chính sản phẩm, dịch bạn cung cấp

Nếu chỉ định giá duy nhất một lần mà không có sự thay đổi theo các thời điểm như trên sẽ vô tình tạo ra một rủi ro rất lớn cho công việc kinh doanh của bạn. Vì vậy, thời điểm hay đúng hơn là các tình huống bạn cần phải cân nhắc đến việc định giá lại sản phẩm cũng cần lưu tâm đến rất nhiều.

Xem thêm : Nghệ thuật tâm lý giá, thấu hiểu để thúc đẩy doanh số bán hàng

Các phương pháp định giá sản phẩm trong Marketing

Để có thể định giá sản phẩm trong marketing một cách chính xác luôn cần phải sử dụng đến các phương pháp cụ thể. Nếu không dựa trên phương pháp mà các bạn chỉ tính toán một cách đơn thuần, vừa mất thời gian mà vừa có thể phạm phải sai lầm. Hiện tại, theo tìm hiểu thì có rất nhiều phương pháp định giá sản phẩm khác nhau. Nhưng về cơ bản chúng sẽ được phân tách thành 3 nhóm phương pháp chính để các bạn có thể dễ dàng tìm hiểu.

  1. Nhóm phương pháp định giá dựa trên chi phí sản xuất: Phương pháp này sẽ được tiến hành dựa trên nguyên tắc cộng chi phí với công thức là: Giá sản phẩm = Chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + 1 khoảng lợi nhuận/từng sản phẩm. Nhìn qua thì các bạn cũng có thể nhận ra ưu điểm đó là rất dễ áp dụng, tuy nhiên nó chỉ phù hợp nhất cho các mô hình kinh doanh nhỏ, lẻ mà thôi.
  2. Nhóm phương pháp định giá dựa vào giá trị mà khách hàng nhận được khi mua sản phẩm, dịch vụ: Lúc này nhà sản xuất sẽ định giá dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm. Đây đồng thời cũng chính là giá trị mà khách hàng hàng nhận được khi lựa chọn mua sắm ở mọi khía cạnh. Ngoài ra, ở nhóm này còn có một phương pháp được áp dụng ngay sau đó là định giá theo giá trị gia tăng. 
  3. Nhóm phương pháp định giá dựa trên sự cạnh tranh: Khá đơn giản để hiểu về nhóm này, công việc định giá sẽ được cân nhắc dựa trên mức giá mà các đối thủ đã đưa ra trước đó. Tùy theo tình hình thị trường, thực tế của doanh nghiệp thể định giá thấp, ngang bằng hoặc cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Top 10 chiến lược định giá sản phẩm trong marketing hiệu quả

Định giá sản phẩm theo đối thủ cạnh tranh

Không chỉ là một phương pháp mà đây còn là chiến lược định giá sản phẩm siêu tối ưu và thường được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Chiến lược này sẽ tập trung vào thị trường nhiều hơn là việc nghiên cứu liên quan đến các yếu tố bản chất của doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng giống như một sự giả định được tính toán khi cho rằng đối thủ của mình cũng đưa ra sản phẩm, dịch vụ tương tự. Trong thị trường hiện nay điều này cũng không phải là hiếm, vì vậy điểm khác biệt trong việc định giá là điều rất cần thiết. Sản phẩm được định giá theo thị trường hoặc tỷ giá hiện hành cũng rất quan trọng.

Định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng

Có lẽ khi nghe qua tên gọi của chiến lược này nhiều bạn sẽ cảm thấy hơi mơ hồ, định giá sản phẩm được tính toán theo con số cụ thể còn tâm lý lại là điều khó có thể đo lường. Thế nhưng, chiến lược định giá sản phẩm theo tâm lý khách hàng lại được đánh giá cao về hiệu quả. Điều này được hiểu bằng các chiến lược hiệu ứng con số đầu thay vì để giá 90$ thì nhiều cửa hàng sẽ để là 89,99$. Hay đơn giản, đặt mặt hàng có giá bán đắt hơn hẳn ngay cạnh mặt hàng đang muốn tập trung bán.

Định giá sản phẩm theo chi phí

Đây là chiến lược rất quen thuộc và cũng được sử dụng thường xuyên, nhất là đối với những sản phẩm. Việc định giá sẽ được tính toán dựa trên chi phí nghiên cứu, sản xuất và phân phối. Giá bán của sản phẩm sẽ được tính trên công thức là cộng tỷ lệ phần trăm của chi phí vào giá bán trần để tạo ra lợi nhuận nhất định. Như vậy sẽ có hai kiểu định giá theo chi phí là: Định giá cộng chi phí – Định giá hòa vốn.

Định giá sản phẩm Premium

Chiến lược định giá sản phẩm cao cấp thường được hướng đến cho các mẫu sản phẩm, phiên bản cao cấp có giá trị lớn được tung ra thị trường của doanh nghiệp. Mặt khác định giá Premium thường dựa vào cảm nhận của người tiêu dùng nhiều hơn là giá trị sản xuất thực của sản phẩm. Đây là điều mà các bạn rất dễ bắt gặp ở những thương hiệu nổi tiếng, chuyên dòng sản phẩm dành cho giới thượng lưu.

Định giá sản phẩm theo khả năng xâm nhập thị trường

Định giá sản phẩm theo khả năng xâm nhập thị trường là chiến lược thường được người bán sử dụng để thu hút, tạo ấn tượng với khách hàng khi có sản phẩm mới. Hoặc mức giá mới được đưa ra so với lần chào bán đầu tiên để xâm nhập lại thị trường. Mục tiêu của chiến lược này sẽ hướng đến việc lôi kéo sự quan tâm của khách hàng, khiến họ dùng thử và trải nghiệm, mua sắm sản phẩm, dịch vụ. Nếu áp dụng hiệu quả hoàn toàn có thể giúp nâng cao thị phần.

Định giá sản phẩm theo giá trị

Chiến lược này sẽ được định giá chủ yếu bám vào những giá trị của sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu mà đứng từ góc độ khách hàng cảm nhận. Hay nói đơn giản hơn, mức giá bạn đưa ra đủ để thuyết phục khách hàng rằng chúng rất xứng đáng với giá trị của sản phẩm. Thậm chí còn có thể khiến khách hàng cảm thấy rằng mức giá này quá rẻ so với những gì mà họ nhận được. Như vậy, từ đó họ sẽ không ngần ngại đưa ra quyết định mua sắm một cách nhanh chóng.

Định giá sản phẩm để tiết kiệm chi phí

Hiểu một cách đơn giản thì chiến lược này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp muốn cắt giảm, tiết kiệm chi phí. Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng định giá sản phẩm của mình thấp và mất đi một phần lợi nhuận. Nhưng nó giúp số lượng sản phẩm bán ra nhiều hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn và “vượt mặt” được nhiều đối thủ. Trong các cuộc chiến cạnh tranh về giá thì chiến lược này cũng được tận dụng rất nhiều.

Định giá sản phẩm Freemium

Chiến lược này được triển khai dựa theo nguyên tắc cung cấp cho khách hàng một vài tính năng sản phẩm để sử dụng miễn phí, nếu muốn sở hữu cả thì họ phải bỏ tiền ra để mua. Với chiến lược này sẽ giúp tăng tỷ lệ tiếp cận một số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Điều quan trọng, những tính năng bạn đưa ra để sử dụng miễn phí phải đủ sức thuyết phục, “gãi đúng chỗ ngứa” của khách hàng. Định giá sản phẩm Freemium sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô khách hàng của mình hơn rất nhiều.

Định giá sản phẩm theo gói sản phẩm

Gói sản phẩm hay combo sản phẩm cũng là chiến lược định giá mà bạn có thể bắt gặp rất nhiều. Nhất là khi đi mua sắm ở các hệ thống siêu thị thì điều này không phải hiếm chút nào, gần như ngày nào bạn đi cũng có kiểu bán theo combo như vậy. Xu hướng của chiến lược này là khuyến khích khách hàng mua sản phẩm theo gói sẽ được rẻ hơn là mua tách lẻ từng sản phẩm một. Bán lẻ, thương mại điện tử là hai ngành điển hình nhất trong việc vận dụng định giá sản phẩm theo gói rất thành công.

Định giá sản phẩm linh động

Từ tên gọi có lẽ các bạn đã hiểu ngay được bản chất chính trong chiến lược này, định giá sản phẩm linh động sẽ được thay đổi theo các nhân tố và thời gian nhất định. Giá bán sẽ có sự điều chỉnh dựa trên nhu cầu, khả năng tiêu thụ và thị trường thực tế. Nó không được cố định hoàn toàn như các chiến lược trên, điều này hoàn toàn dễ hiểu khi thị trường của chúng ta luôn có rất nhiều sự thay đổi bất ngờ. Chiến lược này hoàn toàn có thể tối ưu doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định.

Các bước định giá sản phẩm đúng đắn

Có rất nhiều phương pháp và chiến lược để chúng ta tiến hành định giá sản phẩm. Tuy nhiên, quy trình này sẽ trải qua từng bước cụ thể nếu nắm được điều này bạn sẽ biết mình cần phải làm gì và vào lúc nào. Nếu mới bắt đầu kinh doanh, điều này có thể làm khó các bạn. Nhưng khi đã nắm rõ các bước định giá sản phẩm thì mọi thức trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

  1. Bước 1 – Tính giá gốc cho sản phẩm: Giá gốc hay còn gọi là giá vốn sẽ bao gồm tổng chi phí sản xuất (nhập hàng) và các khoản chi phí liên quan đến như vận chuyển, nhân công, tiếp thị, mặt bằng,… Hay bạn có thể tính đơn giản theo công thức: Giá gốc sản phẩm = Giá thành sản phẩm + Chi phí phát sinh.
  2. Bước 2 – Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng: Việc định giá sản phẩm cũng đòi hỏi bạn cần phải am hiểu thị trường và phân khúc khách hàng mà mình muốn hướng đến là gì. Chỉ khi nắm được những thông tin này thì bạn mới có thể đưa ra được mức giá phù hợp.
  3. Bước 3 – Xác định mức lợi nhuận mong muốn: Kinh doanh mà không có lợi nhuận thì chắc chắn bạn không thể tồn tại được. Có một công thức đơn giản để xác định mức lợi nhuận được rất nhiều người áp dụng là lấy giá gốc sản phẩm X2 là được.
  4. Bước 4 – Đặt giá bán lẻ: Giá bán lẻ cũng chính là mức giá niêm yết trên một sản phẩm khi bạn tung ra thị trường được tính với công thức: Giá bán lẻ = [Giá gốc/vốn + (Giá gốc X  % lợi nhuận mong muốn)].
  5. Bước 5 – Đặt giá bán sỉ: Nếu bạn kinh doanh cùng lúc cả sỉ lẻ thì cần phải thực hiện thêm cả bước này nữa. Mức giá bán sỉ được đặt ra phải không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà bán lẻ. Đồng thời bản thân các bạn phải vẫn có một khoản lợi nhuận nhất định.

Trên đây là những chia sẻ liên quan về định giá sản phẩm trong marketing, nổi bật với 10 chiến lược được đánh giá cao về hiệu quả vượt trội. Là một khâu rất quan trọng trong kinh doanh, nên bản thân mỗi cá nhân, tổ chức luôn cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm hữu ích. Bởi giá thành sản phẩm không chỉ có vai trò quan trọng đối với nhiều khía cạnh mà nó còn thể hiện được khả năng kinh doanh, nắm bắt thị trường của chính bạn.

Chia sẻ bài viết

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

logo

Công ty cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED