logo_header

Cost of Goods Manufactured là gì? Khác biệt giữa COGM và COGS

18/10/2022 09:19

Định nghĩa Cost of Goods Manufactured là gì?

"Cost of Goods Manufactured hay COGM có nghĩa là giá vốn hàng hóa được sản xuất, nó là một thuật ngữ kế toán biểu thị tổng chi phí phát sinh từ việc biến tồn kho nguyên vật liệu thô thành tồn kho thành phẩm trong một khoảng thời gian nhất định". Nó cung cấp chi tiết rỏ ràng về chi phí sản xuất, làm cho COGM trở thành một KPI vô cùng quan trọng để phân tích lợi nhuận của các công ty.

Cost of Goods Manufactured (COGM) bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất từ ​​hàng tồn kho và tổng chi phí nhà máy cho đến nhân công. Nó được tính bằng cách cộng tổng chi phí chuẩn bị sản xuất (nguyên vật liệu, vận chuyển nguyên vật liệu,...) và chi phí trong quá trình sản xuất (nhân công, thiết bị,...) sau đó lấy tổng của chúng trừ đi lượng tồn kho WIP (tồn kho bán thành phẩm) cuối cùng.

Tại sao Cost of Goods Manufactured lại quan trọng?

Như đã nói ở trên, COGM là một cách tốt để có được dữ liệu chung về chi phí sản xuất của bạn và cách c    húng tương ứng với lợi nhuận của doanh nghiệp. Biết COGM cho phép bạn tăng lợi nhuận bằng cách thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.

Hơn nữa Cost of Goods Manufactured còn giúp các công ty:

- Quản lý tốt hơn hàng tồn kho của họ;

- Lưu giữ hồ sơ tài chính tốt hơn;

- Phát triển các chiến lược giá tốt hơn;

- Theo dõi sự phát triển kinh doanh.

Những lợi ích này làm cho giá vốn sản xuất trở thành một KPI quan trọng để theo dõi đối với mọi doanh nghiệp sản xuất.

Cách tính Cost of Goods Manufactured

COGM bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc tạo ra thành phẩm, bao gồm:

  1. Nguyên liệu sử dụng trực tiếp : Bạn có thể tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách lấy tồn kho nguyên vật liệu đầu kỳ, cộng chi phí nguyên vật liệu đã mua và trừ đi tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ.
  2. Lao động trực tiếp sử dụng : Tiền lương của những người lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, tức là những công nhân trực tiếp tham gia sản xuất các sản phẩm đó.
  3. Chi phí sản xuất khác có liên quan : Bao gồm các vật liệu gián tiếp được sử dụng trong sản xuất nhưng không nhất thiết phải là một phần của sản phẩm (ví dụ: keo, giấy nhám, chất bôi trơn, v.v.); lao động gián tiếp như giám sát, kiểm tra chất lượng, quản lý nguyên vật liệu, và những lao động khác không chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc sản xuất hàng hóa nhưng hỗ trợ cho hoạt động sản xuất; khấu hao mặt bằng và thiết bị sản xuất; tiền thuê nhà, chi phí điện nước, bảo hiểm...

Tất cả các chi phí nêu trên tạo nên Tổng chi phí sản xuất.

Tổng chi phí sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí lao động trực tiếp + Chi phí sản xuất liên quan

COGM cũng hạch toán Hàng tồn kho WIP Đầu kỳ , tức là giá vốn của hàng hóa đang sản xuất dang dỡ, chưa thành phẩm trong quá trình sản xuất thuộc kỳ kế toán đó.

Để tính toán Cost of Goods Manufactured, chỉ cần thêm tồn kho WIP đầu kỳ vào Tổng chi phí sản xuất và trừ đi tồn kho WIP cuối kỳ. Điều này sẽ cung cấp cho bạn tổng chi phí của hàng hóa đã được hoàn thành trong khoảng thời gian được chỉ định.

Cost of Goods Manufactured (COGM) = (Tổng chi phí sản xuất + Tồn WIP đầu kỳ) - Tồn WIP cuối kỳ

 Ví dụ : Một công ty sản xuất nội thất kỳ trước đó thống kê được lượng nội thất đang sản xuất chưa thành phẩm có giá trị khoảng 100 triệu, đây chính là tồn WIP đầu kỳ. Nguyên liệu thô trước đó vẫn còn tồn kho có giá trị khoảng 30 triệu. Trong kỳ này, công ty sản xuất tiếp một lượng đồ nội thất nên nhập bổ sung thêm 20 triệu tiền nguyên liệu thô. Đến cuối kỳ nguyên liệu thô còn lại khoảng 10 triệu.

Ta có thể tính được chi phí nguyên liệu trực tiếp như sau : NLTT = 30 triệu + 20 triệu -10 triệu = 40 triệu

Giả sử có 4 nhân công tham gia trực tiếp sản xuất và đều được hưởng mức lương như nhau là 5 triệu. Ta có được chi phí nhân công trực tiếp trong 1 kỳ kế toán (3 tháng) :

CPNC = 5 triệu x 4 người x 3 tháng = 60 triệu

Chi phí sản xuất sẽ cộng tất cả các loại chi phí liên quan đến sản xuất và các loại chi phí khác. Chi phí nhân công gián tiếp (bảo trì, quản lý, kho hàng...) là 20 triệu / tháng, chi phí nguyên vật liệu gián tiếp (keo dán, bao bì,...) 2 triệu / tháng, chi phí thuê xưởng là 20 triệu / tháng, chi phí khác (khấu hao, bảo hiểm,...) 5 triệu / tháng.

Ta có chi phí sản xuất là : CPSX = (20 + 2 + 20 +5) x 3 tháng = 141 triệu

Gộp các chi phí này lại ta có tổng chi phí sản xuất.

TCPSX = NLTT + CPNC + CPSX = 40 + 60 + 141 = 241 triệu. Như vậy tổng chi phí sản xuất trong 1 kỳ kế toán 3 tháng là 241 triệu.

Ở cuối kỳ, sản phẩm nội thất vẫn còn đang sản xuất dang dỡ, chưa thành phẩm có giá trị là 50 triệu. Ta sẽ tính được giá vốn sản xuất COGM như sau :

Cost of Goods Manufactured (COGM) = (Tổng chi phí sản xuất + Tồn WIP đầu kỳ) - Tồn WIP cuối kỳ = (241 + 100) - 50 = 291 triệu.

Theo các tính toán như trên ta thấy được giá vốn sản xuất hàng quý của công ty nội thất sẽ khoảng 291 triệu.

So sánh Giá vốn hàng hóa sản xuất (COGM) với giá vốn hàng bán (COGS)

COGM và COGS (Cost of Goods Sold) cũng là những thuật ngữ rất giống nhau, nhưng chúng ta không được nhầm lẫn với nhau.

Trong khi Cost of Goods Manufactured (COGM) bao gồm cả những thành phẩm đã bán và những thành phẩm còn tồn kho chờ bán, thì Cost of Goods Sold (COGS) chỉ bao gồm chi phí tạo ra những sản phẩm đã được bán trong kỳ kế toán.

Tuy nhiên, COGM là một phần của công thức giá vốn hàng bán trong kế toán hàng tồn kho định kỳ. Công thức tính COGS là lấy COGM cộng cho tồn thành phẩm đầu kỳ và trừ đi tồn thành phẩm cuối kỳ.

Theo ví dụ trước, nếu công ty có số lượng hàng tồn kho thành phẩm đầu kỳ là 50 triệu và 100 triệu cuối kỳ trong quý, thì giá vốn hàng bán là:

COGS = 50 triệu + 291 triệu - 100 triệu = 241 triệu

Cost of Goods Manufactured và Cost of Goods Sold có thể khác nhau vì nhiều lý do, chẳng hạn như:

- Sản xuất nhiều hơn bán trong kỳ kế toán (nghĩa là một số mặt hàng đã được sản xuất vẫn còn trong kho chờ bán).

- Bán nhiều hơn sản xuất trong kỳ kế toán (nghĩa là một số mặt hàng đã được bán từ đợt tồn kho thành phẩm còn lại của kỳ trước).

- Một số hàng hóa thành phẩm hoặc hàng tồn kho WIP đã trở nên lỗi thời (tức là không còn nhu cầu đối với những sản phẩm đó trên thị trường nữa).

Trên đây là thông tin về Cost of Goods Manufactured là gì? Cách tính Cost of Goods Manufactured và sự khác nhau giữa COGM với COGS. Theo dõi Mekongsoft để tiếp tục những kiến thức hữu ích về sản xuất và kinh doanh nhé.

Như vậy, việc hiểu rõ và tính toán chính xác Cost of Goods Manufactured (COGM) giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả chi phí sản xuất, tối ưu hóa lợi nhuận và đưa ra các chiến lược giá phù hợp. Để hỗ trợ quá trình này, doanh nghiệp cần một hệ thống phần mềm quản lý sản xuất đáng tin cậy, giúp tự động hóa việc theo dõi chi phí và quản lý hàng tồn kho. MekongSoft mang đến các giải pháp phần mềm toàn diện, tối ưu cho việc quản lý chi phí sản xuất và cung cấp báo cáo tài chính chính xác, giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu suất kinh doanh. Gọi ngay 0944 443 558 để được MekongSoft tư vấn và trải nghiệm những giải pháp phần mềm tiên tiến nhất!

Xem thêm:

Hãy liên hệ với Mekongsoft ngay hôm nay để được hỗ trợ tư vấn giải pháp phần mềm phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn!

Thông tin liên hệ:

  • Công ty cổ phần phần mềm Mekong

  • Hotline: 0944 443 558

  • Email: support@mekongsoft.com.vn

Chia sẻ bài viết

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

Dịch vụ phần mềm của chúng tôi

Chúng tôi mang đến các dịch vụ công nghệ đa dạng để đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh. Từ phần mềm đóng gói, tư vấn giải pháp công nghệ và xây dựng phần mềm theo yêu cầu, chúng tôi cam kết giúp bạn tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển doanh nghiệp của bạn.
https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/57584df02e654b38a4d0f1b651a2e85c-Layer_1 (2).png

Phần mềm theo yêu cầu

Thu thập yêu cầu 

Thiết kế phần mềm 

Phát triển và kiểm thử 

Triển khai và hỗ trợ 

Bảo trì và nâng cấp

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/42def227de8a44968890967a756a34d3-Layer_1.png

Phù hợp từng khách hàng

Thiết kế riêng từng lĩnh vực

Đơn giản, dễ dùng

Hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí

https://mekongsoft.com.vn/data/image/card/6dede74dd0c34e26a013356af6a7357b-Layer_1 (1).png

Tư vấn giải pháp công nghệ

Đánh giá nhu cầu 

Phân tích và đề xuất giải pháp 

Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá 

Hướng dẫn triển khai và bảo trì 

Đào tạo chuyển giao kiến thức

logo

Công ty cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED