08/06/2017 09:28
Về nguyên tắc, tồn kho càng ít càng tốt, như phương châm của hệ thống quản lý hàng tồn kho Just In Time (JIT) là “chỉ sản xuất đúng sản phẩm, với đúng số lượng, tại đúng nơi, vào đúng thời điểm”.
Tuy nhiên, mô hình JIT chỉ hiệu quả đối với những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất lặp đi lặp lại, có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp. Còn đối với những doanh nghiệp dựa vào mùa vụ, cần đầu vào ổn định, muốn tranh thủ cơ hội từ khan hiếm hàng hóa thì việc dự trữ tồn kho lại rất cần thiết. Để biết mức tồn kho thế nào là hợp lý, các doanh nghiệp cần:
Đó là việc tập hợp các số liệu (cả số lượng lẫn giá trị) về lượng hàng bán ra trong thực tế, lượng tồn kho thực tế, đơn hàng chưa giải quyết…
Đồng thời, cùng với việc quan sát động thái thị trường, theo dõi kế hoạch phát triển sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, thông tin phản hồi mà doanh nghiệp có những điều chỉnh và dự báo về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tương lai.
Trong đó, tính toán tồn kho thực tế đòi hỏi nhiều công sức nhất. Chẳng hạn, muốn kiểm kê nhanh số lượng tồn kho, doanh nghiệp cần phân loại mặt hàng, đánh dấu ký tự, xem xét phiếu nhập kho cũng như tiến hành kiểm tra xem hàng nào còn tốt, hàng nào đã hao mòn hay hư hỏng.
Ngoài ra, việc xác định giá trị hàng tồn kho cũng không đơn giản. Vì ngoài việc xác định giá vốn, giá thị trường, giá trị thực tế của hàng tồn, doanh nghiệp phải tính cả chi phí tồn kho.
Giá tồn kho nguyên vật liệu (hàng phải mua) = giá mua trên hóa đơn + chi phí mua hàng (chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ, lưu kho, bảo hiểm, hao hụt, công tác phí, dịch vụ phí…) + thuế - chiết khấu thương mại, giảm giá.
Giá tồn kho thành phẩm (hàng sản xuất) = giá nguyên vật liệu + chi phí lao động + chi phí sản xuất.
Chi phí tồn kho = chi phí tồn trữ (chi phí bảo quản, chi phí vốn, chi phí khấu hao…) + chi phí đặt hàng.
Trong đó, chi phí tồn trữ = lượng dự trữ bình quân x chi phí dự trữ bình quân; chi phí đặt hàng = số lần đặt hàng trong năm x chi phí mỗi lần đặt hàng.
Ngoài việc phân tích và dự đoán nhu cầu tiêu thụ, doanh nghiệp cần đánh giá công suất sản xuất, năng lực tài chính và khả năng cung ứng hàng hóa (đầu vào) từ đối tác.
Nếu các yếu tố trên đều theo hướng thuận lợi và doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường không nhiều biến động thì họ chỉ cần duy trì tồn kho ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu giá nguyên vật liệu đầu vào thay đổi hay cục diện cung cầu biến chuyển thì việc tồn kho phải được tính toán kỹ.
Trên cơ sở nắm bắt và dự đoán cung cầu hàng hóa, doanh nghiệp có thể tính toán lượng tồn kho cần thiết. Hiện có hai mô hình để doanh nghiệp tính toán dự trữ hàng tồn kho:
Mô hình EOQ: Doanh nghiệp sẽ tính được lượng hàng phù hợp cho mỗi lần đặt hàng và cứ đến lúc nào cần thì cứ đặt đúng số lượng đó.
Trong đó, Q là lượng hàng cần đặt, D là nhu cầu hằng năm, S là chi phí mỗi lần đặt hàng, H là chi phí tồn trữ.
Mô hình POQ: Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, nhưng muốn nhận từ từ, vừa nhận vừa sử dụng. Khi đó, công thức tính lượng hàng cần đặt là:
Q = [2DSp] / [(p-d)H]
Trong đó, D là nhu cầu hằng năm, S là chi phí mỗi lần đặt hàng, H là chi phí tồn trữ, p là lượng hàng mỗi lần nhận, d là lượng hàng cần sử dụng.
Về lý thuyết, tính toán thời điểm đặt hàng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
Nếu thời gian này kéo dài (do nhà cung cấp hoặc công ty vận chuyển chậm trễ), doanh nghiệp phải tính trước để không bị động. Nghĩa là doanh nghiệp cần dự trù lượng hàng sẽ bán được trong thời gian chờ đợi và cả hàng cần dự phòng trong trường hợp rủi ro (mức tồn kho tối thiểu).
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng luôn thay đổi từng ngày. Và nhu cầu của các bộ phận sản xuất cũng thay đổi theo lịch trình sản xuất. Do đó, nếu đặt hàng không đúng thời điểm, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng thiếu hoặc thừa nguyên liệu.
Tóm lại, để chủ động nguồn hàng nhưng vẫn không bị thua lỗ từ tồn kho lớn, các doanh nghiệp cần duy trì mức dự trữ vừa phải, biết xác định thời điểm đặt hàng, ưu tiên dự trữ những mặt hàng bán chạy. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nhờ phần mềm bán hàng, quản lý tồn kho hỗ trợ các công đoạn thu thập dữ liệu để có thông tin chuẩn xác hơn cho công tác dự báo.
(Tổng hợp internet)
Để xác định số lượng tồn kho chính xác và tối ưu hóa quy trình quản lý hàng hóa, các doanh nghiệp cần áp dụng các phương pháp tính toán hợp lý, dựa vào dữ liệu nhu cầu thực tế, công suất sản xuất, và khả năng cung ứng. Tuy nhiên, việc thực hiện các công đoạn này đòi hỏi sự chính xác và hiệu quả trong việc thu thập, phân tích dữ liệu. Để hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý tồn kho, phần mềm bán hàng và quản lý tồn kho tại MekongSoft là giải pháp hữu hiệu, giúp tự động hóa quy trình, tối ưu hóa việc dự báo và ra quyết định, từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và tăng trưởng bền vững. Hãy khám phá ngay dịch vụ phần mềm của chúng tôi để nâng cao hiệu quả quản lý tồn kho!
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp phần mềm chuyên biệt để quản lý tồn kho cho hoạt động phân phối, đại lý bán sỉ, bán buôn và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, phần mềm quản lý nhà phân phối, đại lý bán sỉ, bán buôn của MekongSoft sẽ là lựa chọn lý tưởng. Giải pháp này không chỉ giúp bạn quản lý tồn kho hiệu quả mà còn hỗ trợ việc phân phối, giám sát đơn hàng và tối ưu hóa các kênh bán hàng một cách dễ dàng. Khám phá thêm tại đây.
Xem thêm:
…..
Hãy liên hệ với Mekongsoft ngay hôm nay để được hỗ trợ tư vấn giải pháp phần mềm phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn!
Thông tin liên hệ:
Công ty cổ phần phần mềm Mekong
Hotline: 0944 443 558
Email: support@mekongsoft.com.vn
Chia sẻ bài viết
Danh mục phần mềm
Viết phần mềm theo yêu cầu, viết app theo yêu cầu
Phần mềm quản lý dự án, tiến độ thi công xây dựng công trình
Phần mềm quản lý phương tiện vận tải logistics, container, chành xe
Hệ thống phần mềm, app bán hàng, quản lý nhân viên giao hàng, công nợ
Hệ thống phần mềm bán hàng online, app thương mại điện tử
Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP theo yêu cầu
Phần mềm quản lý sản xuất ngành may mặc, giày dép
MES Hệ thống phần mềm điều hành và quản lý sản xuất
Phần mềm quản lý nhà phân phối, đại lý bán sỉ, bán buôn
Phần mềm, app quản lý đầu tư kinh doanh bất động sản theo yêu cầu
Phần mềm quản lý sản xuất, phân phối nước đóng bình, đóng chai
Phần mềm sản xuất kính cường lực
Phần mềm quản lý sản xuất cơ khí
Phần mềm quản lý kinh doanh xăng dầu
Chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề quản trị theo từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực cụ thể. Hãy chọn phần mềm bạn quan tâm, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế theo yêu cầu của bạn.
Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực
Hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Đơn giản dễ sử dụng
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Công ty cổ phần phần mềm Mekong
Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.
Liên hệ
@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED