logo_header

Khởi nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin được Chính phủ đặc biệt quan tâm ưu đãi

14:45 17/04/2016

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, đáng chú ý là các dự án khởi nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin thuộc đối tượng mở rộng ưu đãi đầu tư, đặc biệt ưu đãi đầu tư.

Theo đó, các lĩnh vực được ưu đãi vốn gồm: Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao, ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học. Ngoài ra, các ngành nghề như: sản xuất sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số, dịch vụ phần mềm, sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch cũng được nhà nước hỗ trợ đầu tư.

Trước đó, ngày 12/8/2015, tại buổi gặp mặt với cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thừa nhận môi trường đầu tư, cơ chế chính sách chưa thực sự rõ ràng khiến không ít start-up phải ra nước ngoài đăng ký kinh doanh. Dù không thể nhanh chóng thay đổi được bất cập, song Phó thủ tướng khẳng định sẽ bàn bạc với các bộ, ban ngành liên quan tháo gỡ dần dần để tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp đúng nghĩa cho các doanh nghiệp trẻ.

 'Đừng để chỉ vì chính sách thuế không phù hợp mà nhiều cá nhân start-up phải mở công ty ở nước ngoài và đóng thuế cho họ', Phó thủ tướng nói

 Không phải lần đầu vận hành một dự án khởi nghiệp nhưng khi cho ra đời Babyme - một ứng dụng công nghệ giúp chăm sóc sức khỏe trẻ em, anh Trình Tuấn gặp không ít khó khăn. Khi kêu gọi vốn, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài e ngại bỏ tiền chỉ vì bị giới hạn tại một số điều khoản trong Luật Đầu tư. 'Do đó, tôi đã sang Singapore để đăng ký kinh doanh, thành lập công ty. Song, cuối cùng những gì mình và cộng sự làm đều thuộc sở hữu công ty nước ngoài. Đây là một kiểu chảy máu chất xám trong cộng đồng khởi nghiệp hiện nay', nhà sáng lập Babyme bày tỏ. Do đó, ông cho rằng nếu Việt Nam không sớm nhìn nhận thực tế thì chỉ một thời gian ngắn nữa tình trạng chảy máu chất xám trong cộng đồng doanh nghiệp start-up sẽ rất lớn.

Một trong các dự án khởi nghiệp doanh nghiệp thương mại điện tử nổi bật khác -  Vatgia.com –Ông Nguyễn Ngọc Điệp- CEO lại rơi vào tình thế 'dở khóc dở cười' khi điều hành một website thông tin điện tử tổng hợp. Ông cho hay gần như tháng nào đơn vị cũng bị phạt 20-30 triệu đồng do nội dung được cho là không phù hợp. Không thể duy trì hoạt động, ông đã phải trả lại tên miền cho Nhà nước, phần dữ liệu bán cho đối tác và chuyển máy chủ sang Singapore. 'Hiện, website đang hoạt động rất hiệu quả, mỗi tháng thu về hàng trăm triệu đồng', ông nói.

Ở góc độ khác, Đinh Hùng, một trong những thủ lĩnh của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam cho rằng thời gian tới thay vì sử dụng Uber, Grab Taxi, người dân Việt Nam sẽ có sản phẩm ưu việt hơn của chính người Việt tạo nên.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ sẽ tham khảo một số quốc gia để xây dựng cổng thông tin mua sắm công, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công lên cấp 3- 4 thay vì cấp 1- 2 như hiện nay, tạo điều kiện để nhiều hơn doanh nghiệp start-up tham gia các dự án của Nhà nước. Trước mắt, mở thêm một diễn đàn trên cổng thông tin của Chính phủ để cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp trực tiếp gửi đến những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động, giúp các bộ, ban ngành liên quan có thể cập nhật và phản hồi sớm.

Mới đây, tại phiên chất vấn của các đại biểu Quốc hội hôm 16/11/2015, một số nội dung liên quan đến quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam dành cho các dự án khởi nghiệp cũng được gửi đến Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ - Ông Nguyễn Quân. Theo ông, Việt Nam chưa có văn bản pháp luật quy định về một hệ sinh thái khởi nghiệp - điều cần thiết cho một quốc gia khởi nghiệp, cũng là hành lang để các quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động. Do đó, Bộ trưởng bày tỏ mong muốn Quốc hội ủng hộ chủ trương để Bộ sớm ban hành các quy định pháp luật cao nhất về quỹ đầu tư mạo hiểm. Bởi nếu không có các quỹ tham gia hệ sinh thái, chắc chắn các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam còn tiếp tục khó khăn.

Theo: Vecita

 

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

https://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webphttps://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webp

Hãy liên hệ MekongSoft để tư vấn các phần mềm nâng cao

Hồ Chí Minh

0944 443 558

Số 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

support@mekongsoft.com.vn

Kiên Giang

0901 000 508

L.33-7 đường số 2, KDC An Bình, Phường An Bình, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Cần Thơ

0939 802 202

D7 Lê Tấn Quốc, KĐTM Hưng Phú, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ

logo

Công ty Cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý chuyên biệt của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo đặc thù lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường ĐaKao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED