Một Startup thất bại là nỗi đau cho nền kinh tế, cho vườn ươm startup, cho các nhà đầu tư, đội ngũ founder và cho chính khách hàng. Cùng xem liệu chúng ta có thể học hỏi điều gì từ thất bại của WeFit nhé!

Thất bại từ mô hình kinh doanh

WeFit là ứng dụng trung gian kết nối người tập và phòng tập. Họ thu tiền từ khách hàng như một nhà buôn, WeFit sẽ trả tiền cho các phòng tập mỗi lần khách hàng tập và khách hàng được không giới hạn số lần tập NHƯNG chi phí để trả cho các phòng tập đã lớn hơn doanh thu trong nhiều tháng vì không kiểm soát được những lượt booking ảo và có lỗ hổng quản lý khiến nhiều người dùng chung một tài khoản. Cá biệt, có tài khoản tập hơn 100 lần 1 tháng và đỉnh điểm có tài khoản tập 202 lần 1 tháng.

Không xây dựng được kế hoạch kinh doanh sau gọi vốn

Đây là sai lầm của rất nhiều startup, họ triển khai thành công ý tưởng kinh doanh trong thời gian đầu nhưng nhiều khi họ “sống trên mây" khi nghĩ rằng mọi thứ trong tầm tay mình. Mô hình kinh doanh của WeFit đốt tiền lớn để thu hút khách hàng nhưng thực chất đó chỉ là những khách hàng tạm thời, có khuyến mãi, giảm giá thì đến, không có thì đi thay vì họ trung thành và tạo ra giá trị dài hạn cho startup như mong đợi.

Sự thất bại của WeFit và bài học cho chúng ta

Thiếu khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh

Nhiều Founder sau khi nhận vốn thì hơi vĩ cuồng về khả năng của mình. Họ luyên thuyên về nào là thương hiệu, nào là ý tưởng lớn mà quên mất một điều rằng thương hiệu hay ý tưởng lớn thành công đều từ vận hành tốt hàng ngày mà ra. Công ty phải được thiết kế và vận hành tinh gọn. Nếu không thì quy mô bắt đầu lớn do “vừa nhận được tiền", mọi thứ tự dưng trở nên hỗn loạn, chi phí phát sinh khổng lồ, hiệu quả ngày càng giảm. Làm thương hiệu chẳng qua là vận hành thật tốt, từ đó thương hiệu sẽ đến. Còn cứ trên mây trên gió thì thất bại sẽ đến.

Không quản lý tài chính và dòng tiền tốt

Dòng tiền là máu, nếu bạn không có máu, bạn không có tiền thì bạn chết. Nếu bạn chết thì bạn đừng nói chuyện đến hoài bão, ước mơ hay bất kỳ cái gì. Những điều to tác là vô nghĩa nếu doanh nghiệp của bạn không còn tồn tại. Điểm chính yếu ở đây không phải là quản lý tài chính hay kiểm soát tài chính mà là phải lập chiến lược tài chính dài hạn. Và hầu như các bạn startup ở Việt Nam không có năng lực làm điều này dẫn đến chuyện kiểm soát vốn và dòng tiền kém, dòng tiền thường rất yếu. Nếu bạn đầu tư bạc tỷ thu bạc cắc và dòng tiền yếu, bạn sẽ chết.

(Theo: Cộng Đồng Chuyển Đổi Số 4.0)

Quý doanh nghiệp có nhu cầu triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP, liên hệ với MekongSoft để được tư vấn ngay: 0939 551 190

 


DMCA.com Protection Status