01/08/2017 07:55
Trên thực tế, không dễ để tìm ra ngay một đáp án cho tình huống này. Các chuyên gia khi làm việc theo nhóm thường gặp khó khăn trong việc làm thế nào để khai thác tối đa khả năng chuyên môn của từng thành viên, giảm thiểu xung đột, gắn kết chuyên môn khác nhau của từng thành viên và tận dụng chúng trong các giai đoạn khác nhau của dự án.
Các nhóm thường chỉ định một người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cao nhất chịu trách nhiệm chính, ví dụ như vị trí trưởng nhóm hoặc lập trình trưởng. Cách làm này dựa trên giả định rằng người này có đủ kiến thức và kinh nghiệm để ra những quyết định tốt nhất về việc phân công, phân nhiệm cho các thành viên còn lại.
Các nhóm áp dụng mô hình này thường được cấu trúc theo một hệ thống thang bậc cứng nhắc. Theo đó, các quyết định cuối cùng đều được tập trung tại một cá nhân do nhóm chỉ định chính thức.
Nhược điểm của cách tổ chức này là khi tính phức tạp của dự án và quy mô của nhóm tăng lên, “nhân vật trung tâm” có thể tạo ra những rào cản trong quá trình truyền thông và phối hợp giữa các thành viên trong nhóm.
Mô hình tổ chức này, vốn thường thấy ở các nhóm phát triển phần mềm, được xây dựng dựa trên giả định các thành viên của nhóm sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ theo kỹ năng mà họ có được.
Văn hóa đặc thù của nhóm là cởi mở trao đổi thông tin và kiến thức chuyên môn, ra quyết định mang tính phân quyền cao. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là quy mô của nhóm có thể tăng lên đáng kể và các thành viên sẽ phải tương tác với nhau nhiều hơn, từ đó giảm tính hiệu quả.
Đi theo mô hình nào, “tập quyền” (cấu trúc tháp) hay mô hình “phân quyền” (cấu trúc bánh xe), sẽ hiệu quả hơn trước nay luôn là một vấn đề gây ra nhiều tranh luận trong vấn đề quản trị nhóm. Đa số các nhà quản lý đều nhận thức được những thách thức tiềm ẩn trong từng mô hình.
Vì vậy, một số chọn cách làm trung hòa giữa hai mô hình trên: không theo thang bậc mà cũng chẳng quá linh hoạt. Nhưng đây phải chăng là cách làm tốt nhất?
Để có câu trả lời, các giáo sư Sri Kudaravalli, Samer Faraj và Steven L. Johnson từ các trường HEC Paris, McGill Univeristy và University of Virginia, đã phối hợp thực hiện một nghiên cứu với 71 nhóm phát triển phần mềm ở các công ty công nghệ cao hàng đầu của Mỹ trong quá trình thiết kế và thực hiện các dự án. Tổng cộng có 484 cá nhân tham gia vào cuộc nghiên cứu này với thâm niên kinh nghiệm trung bình là 12 năm.
Những người tham gia được yêu cầu bình chọn tối đa bốn cá nhân có chuyên môn về thiết kế cao trong nhóm và bốn cá nhân có chuyên môn về kỹ thuật cao. Kế đến, các thành viên được yêu cầu đánh giá những giá trị mà các chuyên gia được bình chọn này đem lại cho dự án. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã lập ra một bản đồ về khả năng chuyên môn của nhóm, dựa trên sự bình chọn và đánh giá về giá trị mà họ có thể tạo ra cho nhóm.
Kết quả nghiên cứu nói trên cho thấy, những nhóm có hiệu quả làm việc cao nhất là những nhóm áp dụng nhiều mô hình tổ chức khác nhau một cách linh hoạt tùy theo nhu cầu của từng giai đoạn dự án. Những nhóm này đi theo mô hình phân quyền trong giai đoạn thiết kế vốn đòi hỏi cần phải vận dụng trí tuệ của tập thể để nhận diện các giải pháp và sau đó chuyển sang mô hình tập quyền trong giai đoạn xây dựng các giải pháp này.
Bên cạnh đó, đối với các dự án đòi hỏi những kiến thức chuyên môn phức tạp, mới mẻ hoặc khó có thể chia sẻ, các nhóm sẽ tổ chức nhóm theo mô hình phân quyền trong giai đoạn thiết kế và tập quyền trong giai đoạn thực hiện.
Các nhóm đi theo cách tổ chức này đã nhận được đánh giá cao hơn ở nhiều tiêu chí đo lường hiệu quả khác nhau như sự phối hợp thành công nhiều hơn, xung đột nhóm ít hơn, hiệu quả làm việc của nhóm tăng lên, sự hài lòng của khách hàng cao hơn.
Nghiên cứu nói trên chỉ ra rằng các giai đoạn dự án khác nhau đòi hỏi những cách tổ chức nhóm chuyên gia khác nhau. Thay vì cứng nhắc đi theo một mô hình phân quyền hay tập quyền, các nhóm cần nhận thức rằng các giai đoạn thiết kế và thực hiện dự án đòi hỏi những loại kiến thức chuyên môn khác nhau.
Cụ thể, ở giai đoạn thiết kế, những dự án phức tạp đòi hỏi cần có nhiều đóng góp ý tưởng, sự sáng tạo của các thành viên khác nhau trong nhóm, vì vậy sẽ cần một mô hình tổ chức phân quyền. Ngoài ra, còn một số lý do sau đây:
Sau đó, khi nhóm đi vào giai đoạn thực hiện giải pháp, việc ra quyết định tập trung bởi một số ít thành viên có chuyên môn và kinh nghiệm cao sẽ phù hợp hơn, bởi vì:
Tham khảo:
>> Phần mềm ERP
Chia sẻ bài viết
Danh mục phần mềm
MES Hệ thống điều hành và quản lý sản xuất
Phần mềm viết theo yêu cầu
Kinh doanh xăng dầu
Phần mềm quản lý thi công xây dựng
Phần mềm quản lý sản xuất may mặc
Phần mềm quản lý sản xuất cơ khí
Phần mềm sản xuất kính cường lực
Phần mềm quản lý phương tiện vận tải, chành xe
Hệ thống phần mềm bán hàng online
Hệ thống quản lý kênh phân phối
Hệ thống phần mềm quản lý nhân viên giao hàng, thu nợ
Phần mềm quản lý sản xuất, phân phối nước đóng bình, đóng chai
Chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề quản trị theo từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực cụ thể. Hãy chọn phần mềm bạn quan tâm, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế theo yêu cầu của bạn.
Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực
Hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Đơn giản dễ sử dụng
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.
@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED