logo_header

Mô hình SMART là gì? Ý nghĩa của mô hình SMART

04:11 11/07/2022

Mô hình SMART là gì?

Mô hình SMART là từ viết tắt mô tả quá trình xây dựng mục tiêu của một cá nhân hay doanh nghiệp trong đó bao gồm 5 tiêu chí:

  1. S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu
  2. M – Measurable: Đo lường được
  3. A – Atainable: Tính khả thi
  4. R – Realistic: Tính thực tế
  5. T – Time bound: Quỹ thời gian

Khái niệm trên đã và đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như bản thân, giao tiếp, học tập, trong đó phải kể tới Marketing. Với hoạt động này, SMART được dùng để thu thập các dữ liệu, nguồn thông tin về thị trường, đối thủ,… giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát và hỗ trợ cần thiết khi xây dựng các chiến dịch marketing sản phẩm, dịch vụ.

Xem thêm : Mô hình quản lý chuỗi cửa hàng là gì?

Ý nghĩa của mô hình SMART

Cụ thể hóa mục tiêu doanh nghiệp

Khi áp dụng quy tắc SMART, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn cụ thể về bức tranh kinh doanh của mình và dễ dàng lên các mục tiêu ngắn/dài hạn nhờ vào các chỉ số đo lường. Đây thật sự là bước quan trọng với các doanh nghiệp nhỏ và mới khi hoạt động còn non trẻ và khó hình dung lộ trình kinh doanh

Dễ dàng kiểm soát các hoạt động

Với SMART, doanh nghiệp có thể theo dõi các hoạt động kinh doanh và nhận biết mình đang đi đúng lộ trình hay không. Ngoài ra, nhờ vào số liệu cụ thể nên doanh nghiệp cũng dễ dàng đưa ra các quyết định khi cắt bỏ hay thêm một số hoạt động liên quan.

Thúc đẩy hiệu suất làm việc

Khi xác định đúng mục tiêu và thiết kế hoạt động phù với tiềm năng và nhân lực của doanh nghiệp, hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân nói riêng và các phòng ban nói chung sẽ cải thiện. Không chỉ dừng ở hiệu suất, khi áp dụng quy tắc SMART đúng đắn, doanh nghiệp có thể tăng tính liên kết và khả năng phối hợp làm việc giữa tất cả cấp bậc.

Cách xác định mục tiêu mô hình SMART

1. S (Specific) – Cụ thể

Khi doanh nghiệp xác định mục tiêu cụ thể bao nhiêu thì đích tới rút ngắn lại bấy nhiêu. Vì khi mục tiêu đã rõ ràng, doanh nghiệp sẽ biết cần làm gì và chuẩn bị những gì trước khi bắt tay thực hiện. Nhờ vào bước này, nguồn lực của doanh nghiệp được tối ưu nhất và hạn chế các đầu tư không cần thiết. Ví dụ: shop quần áo của bạn đang xây dựng kênh tiktok và đặt mục tiêu 1000 người theo dõi. Con số trên sẽ giúp các bạn từ từ triển khái các bước như cần bao nhiêu nhân sự và tài chính, nội dung nên theo hướng nào và cần đẩy mạnh trong giai đoạn nào,….

2. M (Measurable) – Đo lường được

Mục tiêu không chỉ rõ ràng mà cần khả năng có thể đo lường cả về thời gian và tiến độ. Nếu không thiết lập đo lường, doanh nghiệp sẽ mơ hồ khi triển khai mục tiêu, dễ đi chệch hướng và khó tìm lỗi để sửa và sửa như thế nào. Ví dụ, bạn triển khai chay quảng cáo cho sản phẩm mới với mức ngân sách 20 triệu. Nếu như không có bản theo dõi với con số chi tiết, ban sẽ không thể biết chính sách tiền mình đang hoạt động thế nào, tại sao con số này lại cao và tại sao chạy mãi không đem lại doanh thu. Và kết quả, bạn chấp nhận lỗ không rõ lý do và rất sợ làm hoạt động này lần nữa.

3. A (Achievable) – Tính khả thi

Đây là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Các mục tiêu SMART cần tính trên nguồn lực sẵn có. Nếu doanh nghiệp không đủ khả năng mà xây mục tiêu quá cao thì dễ rủi ro mà mục tiêu quá thấp thì tiềm lực không được khai thác triệt để và dễ tạo tâm lý tự mãn cho nhân viên. 

4.R (Relevant) – Tính liên quan

Mục tiêu cần phù hợp với hướng đi và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Dù nguồn lực của doanh nghiệp có đủ nhưng không hướng tới lợi ích sau cùng thì mục tiêu vẫn chưa thực sự có ý nghĩa và lãng phí.

5. T ( Time) – Thời gian thực hiện 

Việc đo lường thời gian thực hiện quyết định tới hiệu quả của mục tiêu doanh nghiệp. Nếu thời gian đặt quá dài sẽ gây tốn kém và tạo tâm lý nản còn thời gian đặt quá dày sẽ không kịp phân bổ nhân sự, khó tối ưu hiệu quả.

Một số ví dụ thực tế của doanh nghiệp

Ví dụ 1 – Tăng tỷ lệ chốt đơn hàng  

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn gia tăng tỷ lệ chốt đơn hàng
  • M – Measurable (Tính đo lường): Tỷ lệ chốt đơn hàng đạt mức ít nhất 70% các cuộc gọi yêu cầu tư vấn sản phẩm
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng của team Chăm sóc khách hàng và tính năng vượt trội của sản phẩm, tôi muốn tỷ lệ chốt đơn hàng đạt mức ít nhất 70% các cuộc gọi yêu cầu tư vấn sản phẩm
  • R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm đạt doanh thu vượt trội 
  • T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 30/07//20222 

Ví dụ 2 – Tăng thứ hạng trên trang tìm kiếm Google

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tăng thứ hạng website cửa hàng trên trang tìm kiếm của Google với từ khóa “giày chạy bộ”
  • M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn tăng vị trí lên top 5 trang tìm kiếm
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng tối ưu website của team SEO hiện nay, tôi muốn tăng thứ hạng website cửa hàng lên top 5 trên trang tìm kiếm của Google với từ khóa “giày chạy bộ”
  • R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm tiếp cận được nhiều khách hàng có nhu cầu mua giày chạy bộ hơn
  • T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành trước 30/6/2022

Ví dụ 3 – Tăng lượng theo dõi Fanpage công ty

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tăng lượng theo dõi Fanpage công ty
  • M – Measurable (Tính đo lường): Lên mức 10,000 người theo dõi
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với danh tiếng công ty và các nội dung hấp dẫn trên Fanpage hiện nay, tôi muốn tăng lượng theo dõi Fanpage công ty lên mức 10,000 người theo dõi
  • R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm góp phần gia tăng hình ảnh công ty
  • T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 30/6/20222

Ví dụ 4 – Tăng lưu lượng truy cập website sản phẩm

  • S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn tăng lưu lượng khách hàng truy cập website sản phẩm
  • M – Measurable (Tính đo lường): Với mức tăng ít nhất 10% mỗi tháng
  • A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng đăng tải ít nhất 5 bài viết chuẩn SEO, giải quyết vấn đề khách hàng đang quan tâm cho website, tôi muốn tăng lưu lượng khách hàng truy cập website sản phẩm lên ít nhất 10% mỗi tháng 
  • R – Relevant (Tính liên quan): Nhằm giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh
  • T – Timely (Tính thời điểm): Mục tiêu cần bắt đầu thực hiện ngay từ tháng 06/2022

Trên đây là một số kiến thức về mô hình SMART mà MekongSoft tổng hợp được với hy vọng giúp doanh nghiệp có hướng đi phù hợp và tối ưu hiệu quả trong quá trình phát triển!

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

https://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webphttps://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webp

Hãy liên hệ MekongSoft để tư vấn các phần mềm nâng cao

Hồ Chí Minh

0944 443 558

Số 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

support@mekongsoft.com.vn

Kiên Giang

0901 000 508

L.33-7 đường số 2, KDC An Bình, Phường An Bình, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Cần Thơ

0939 802 202

D7 Lê Tấn Quốc, KĐTM Hưng Phú, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ

logo

Công ty Cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý chuyên biệt của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo đặc thù lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường ĐaKao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED