Việc làm sao để quản lý công nợ hiệu quả, đảm bảo việc kinh doanh của công ty là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp luôn trăn trở, băn khoăn. 

Trước khi tìm hiểu cách quản lý công nợ hiệu quả, cùng lướt qua định nghĩa về công nợ nhé!

  • Công nợ phải thu:

Công nợ phải thu phát sinh khi chúng ta bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho một khách hàng bất kỳ. Khi đó khách hàng có nghĩa vụ phải thanh toán giá trị hàng hóa, dịch vụ.

  • Công nợ phải trả:

Công nợ phải trả phát sinh khi chúng ta mua hàng hóa dịch vụ của một công ty hay cá nhân khác.

Theo cách hiểu thông thường của đại bộ phận người làm kinh doanh thì công nợ thực chất chỉ phát sinh khi có thêm yếu tố là mua chịu hay bán chịu mà thôi. Còn nếu tiền trao chap múc thì không ai gọi đó là công nợ cả.

Tuy nhiên, với các bạn làm kế toàn thì không ít nơi vẩn hạch toán công nợ như thường, chỉ có điểm đặc biệt là ngày phát sinh công nợ cũng là ngày khoản công nợ đó được thanh toán toàn bộ.

Vậy làm thế nào để quản lý công nợ hiệu quả:

Một thuật ngữ nữa mà bạn cần phải biết đó là chiếm dụng vốn. Gọi là chiếm dụng có thể đúng hoặc không tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Không ít doanh nghiệp luôn muốn trả thật chậm công nợ phải trả nhưng lại rất nhanh nhẹn trong việc thu về khaon3 công nợ phải thi. Và khi nói đến quản lý công nợ hiệu quả là người ta đang đề cập đến khía cạnh này.

  • Thanh toán cho nhà cung cấp càng chậm càng tốt, tận dụng vốn của người khác thay vì phải đi vay.
  • Thu hồi nhanh nhất có thể các khoản khách hàng nợ, giảm thời gian và lượng tiền bị chiếm dụng.

Như vậy để quản lý công nợ hiệu quả thì bạn cần:

  • Phải có công cụ theo dõi công nợ phải thu phải trả một cách chuyên nghiệp.
  • Xây dựng được chính sách bán hàng rõ ràng và có thật sớm
  • Xây dựng được hệ thống đánh giá tín nhiệm, phân loại khách hàng.
  • Có nhân sự chuyên trách: Theo dõi, đánh giá tín nhiệm, phân loại khách hàng
  • Có nhân sự chuyên trách: Theo dõi, đánh giá và lập báo cáo tình hình công nợ hàng tuần, hàng tháng.
  • Có nhân sự có kỹ năng giao tiếp và có kinh nghiệm để phối hợp với các bộ phận liên quan (Kế toán, kinh doanh) để thúc đẩy việc thu hồi công nợ phải thu thật nhanh.
  • Lập các chỉ tiêu đánh giá hệ số công nợ, tốc độ thu hồi công nợ.

Với các thao tác trên, doanh nghiệp của bạn sẽ quản lý công nợ hiệu quả hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, có một điểm bạn cần lưu ý là hãy làm ngay và luôn vì hệ thống quản lý công nợ trên không thể hoạt động trơn chu trong 1 hay 2 tuần đầu. Sẽ mất cả tháng hoặc vài tháng, tuy nhiên hiệu quả thì không thể phủ nhận.

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng của Mekong Soft (Có chức năng quản lý công nợ) để quản lý cửa hàng, doanh nghiệp mình hiệu quả hơn. 

Mời bạn tham khảo:

>> Phần mềm quản lý bán hàng

>> Phần mềm quản lý nhà hàng

>> Phần mềm quản lý kho


DMCA.com Protection Status