Để đảm bảo các thành phẩm thu được là chất lượng với chi phí bỏ ra là thấp nhất có thể thì đòi hỏi phải có một quy trình quản lý sản xuất hiệu quả. Và bài viết sẽ đi trình bày những nội dung cơ bản về quy trình quản lý sản xuất.
Tại sao cần một quy trình quản lý sản xuất hiệu quả
Chính vì vai trò quan trọng như vậy của công tác quản lý sản xuất, nên bất cứ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực sản xuất cũng đều phải xây dựng được một quy trình quản lý sản xuất cụ thể cho mình.
Quản lý sản xuất được hiểu đơn giản là việc đi kiểm tra, giám sát các hoạt động cụ thể trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo các hoạt động đó được diễn ra một cách kịp thời và hiệu quả.
Do đó, để quản lý sản xuất hiệu quả thì việc đầu tiên là phải xây dựng được một quy trình sản xuất rõ ràng và chi tiết. Đó sẽ là cơ sở, “đường ray” để đảm bảo các hoạt động sản xuất được vận hành đúng hướng. Hơn nữa, việc xây dựng được một quy trình cụ thể còn giúp doanh nghiệp có căn cứ để đối chiếu, đánh giá hiệu quả của các hoạt động sản xuất đã được thực hiện.
Xem thêm : 8 yếu tố của mô hình quản trị sản xuất doanh nghiệp
Những điều cần biết về quy trình quản lý sản xuất
Tùy vào đặc điểm hoạt động cũng như nhu cầu quản lý sản xuất cụ thể mà mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng quy trình quản lý sản xuất hiệu quả cho riêng mình. Tuy nhiên, dù có sự điều chỉnh để phù hợp với từng trường hợp cụ thể, nhưng nhìn chung thì quy trình quản lý sản xuất đều bao gồm các bước sau:
Đánh giá năng lực sản xuất
Đây là bước đầu tiên cơ bản để doanh nghiệp nắm bắt được năng lực sản xuất thực tế của mình, từ đó có cơ sở đề ra các kế hoạch sản xuất hợp lý. Hơn nữa, việc này còn giúp doanh nghiệp tránh được áp lực quá tải với năng lực sản xuất hiện tại, giúp tránh được các sai lệch và rủi ro không cần thiết trong quá trình sản xuất.
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Sau khi nắm bắt được năng lực sản xuất thì doanh nghiệp sẽ bắt tay vào thực hiện quá trình sản xuất, bắt đầu từ việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Nhằm đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất.
Quản lý các công đoạn sản xuất
Sau khi có đủ các yếu tố cần thiết thì doanh nghiệp bước vào giai đoạn sản xuất. Và để quá trình sản xuất được diễn ra thuận lợi, hiệu quả và đúng quy định thì cần phải có biện pháp quản lý. Có như vậy mới thực sự chắc chắn được rằng các hoạt động sản xuất thực hiện đúng yêu cầu và kịp thời phát hiện các sai sót để giảm thiểu tối đa những thất thoát không đáng có trong quá trình sản xuất.
Quản lý chất lượng sản phẩm
Mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất là thu được đủ số lượng thành phẩm với tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo. Do đó mà một trong những bước công việc trong quy trình quản lý sản xuất là quản lý chất lượng sản phẩm. Bởi sản phẩm sẽ là yếu tố thể hiện được phần nào hiệu quả của quá trình sản xuất.
Xem thêm : Cách tối ưu quy trình quản lý sản xuất cho doanh nghiệp
Đó là những bước công việc cơ bản cần có trong một quy trình sản xuất. Và giữa các bước đều có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau, bước trước chính là tiền đề để thực hiện và góp phần giúp bước sau được thực hiện hiệu quả.
Chính vì vậy, có thể nói quản lý tốt quy trình sản xuất sẽ giúp cho hoạt động sản xuất được vận hành một cách trôi chảy và thuận lợi, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất. Hơn nữa khi có quy trình quản lý sản xuất cụ thể thì doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc kiểm soát các nguồn sản xuất.