logo_header

Bí quyết xử lý nợ khó đòi cho doanh nghiệp

09:31 13/04/2017

Nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn có thể bị quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Điều này xảy ra khi con nợ đã không còn khả năng trả nợ (phá sản, tẩu tán tài sản…)

Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc vay gốc trên thường quá 3 tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hoạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Căn cứ xác định là khoản nợ thu khó đòi

  • Nợ thu quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, cá khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

  • Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng các tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích bị truy tố giam giữ xét xử đang thi hành án hoặc đã chết.

Cách xử lý với nợ khó đòi

Xác định khoản nợ đó có phải nợ khó đòi không. Nếu là nợ khó đòi thì căn cứ thời gian của khoản nợ đó để lập dự phòng theo đó.

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tốt nhất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của cá khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ đó:

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán mức trích dự phòng như sau:

  •    Quá hạn từ 6 tháng -> dưới 1 năm: 30 % giá trị

  •    Từ 1 năm -> dưới 2 năm : 50 % giá trị

  •    Từ 2 năm -> dưới 3 năm: 70 % giá trị

  •    Từ 3 năm trở lên : 100% giá trị.

Với doanh nghiệp công ty mà xác định không thể thu hồi được thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết để căn cứ hoạch toán cho chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Đối với khoản nợ đã được xử lý xóa nợ mà sau đó lại được trả thì kế toán căn cứ vào giá trị thực tế để ghi cho thích hợp.

Xử lý khoản nợ dự phòng

  • Khi các khoản nợ khó đòi doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo quy định, số dự phòng phải trích lập bằng số dự dự phòng nợ khó đòi thì doanh nghiệp không phải trích lập.

  • Nếu số dự phòng trích lập cao hơn khoản dự phòng nợ khó đòi thì doanh nghiệp phải trích thêm vào các chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch.

  • Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dự khoản dự phòng nợ khó đòi thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lập chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp về cách xử lý nợ khó đòi. Quản lý doanh nghiệp cũng như công nợ sát sao hơn bằng phần mềm quản lý bán hàng của MekongSoft. Quý doanh nghiệp sẽ không còn phải đau đầu về những vấn đề đó nữa. 

(Tổng hợp internet)

Mời bạn xem thêm:

 >> Phần mềm bán hàng 

>> Phần mềm quản lý kho

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

https://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webphttps://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webp

Hãy liên hệ MekongSoft để tư vấn các phần mềm nâng cao

Hồ Chí Minh

0944 443 558

Số 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

support@mekongsoft.com.vn

Kiên Giang

0901 000 508

L.33-7 đường số 2, KDC An Bình, Phường An Bình, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Cần Thơ

0939 802 202

D7 Lê Tấn Quốc, KĐTM Hưng Phú, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ

logo

Công ty Cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý chuyên biệt của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo đặc thù lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường ĐaKao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED