Sơ lược về thương hiệu Mc Donald's
Mc Donald’s và một số hãng thức ăn nhanh đang là người đi tiên phong trong việc sử dụng và khai thác tối ưu các công nghệ tiên tiến này. Thương hiệu này vào Việt Nam với màn khai trương ấn tượng chưa từng có, đưa ngành kinh doanh nhà hàng & fastfood vào cuộc chơi chuyên nghiệp ở tầm toàn cầu.
Trong cuộc chơi này, tất cả các nhà đầu tư ngành nhà hàng đều cần phải đánh giá lại công việc kinh doanh, quản trị và điều hành của mình để đảm bảo có thể phát triển và cạnh tranh được.
Các tập đoàn kinh doanh fastfood trên thế giới thành công ở nhiều nước với hàng chục nghìn cửa hàng thì ngoài việc đồ ăn, thức uống còn có yếu tố quan trọng hàng đầu đó là năng lực quản trị & điều hành cao.
Để hỗ trợ cho năng lực quản trị & điều hành đó họ phải sử dụng tới công cụ quản trị và các hệ thống quản lý rất chuyên nghiệp. Với sự hỗ trợ của những công cụ này thì mới có thể thực thi được việc điều hành nhất quán ở hàng chục nghìn địa điểm kinh doanh trên toàn cầu.
Ứng dụng công nghệ vào quản lý bán hàng
Theo phân tích của ông James Dương Nguyễn – một chuyên gia có nhiều năm tư vấn các quy trình và giải pháp quản lý bán hàng cao cấp - thì đây là điều kiện rất quan trọng để tạo ra sự thành công ở quy mô lớn này.
Điển hình như Mc Donald’s đã xây dựng cho mình một quy trình sản xuất và quản trị cao cấp và được chuẩn hóa. Và tập đoàn này đã ứng dụng một hệ thống quản lý bán hàng chuyên nghiệp để tự động hóa chuỗi nghiệp vụ hàng ngày tại cửa hàng và tại văn phòng điều hành (hệ thống quản lý bán hàng POS).
Đây cũng là chuỗi fastfood luôn đi tiên phong trong việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào vận hành và quản lý của mình. Từ những chiếc máy order di động tới một dãy các máy tính tiền cảm ứng (máy POS)cùng các màn hình hiển thị món ăn trong nhà bếp giúp nhân viên ở đây phục vụ khách hàng nhanh chóng.
Toàn bộ chuỗi drive-thru được tối ưu hóa bằng thiết bị di động nhận order trực tiếp của khách. Quầy xác nhận đơn hàng, thanh toán và giao hàng đều được liên thông với nhau bằng hệ thống CNTT để đảm bảo đúng tiêu chí “không quá 2 phút” của mình.
Tại các trung tâm điều hành, các phần mềm quản lý chuỗi kết nối tất cả các nhà hàng để các dữ liệu tự động được cập nhật về một nơi và các nhà quản lý có thể kiểm tra và theo dõi chi tiết tới từng giao dịch, của từng nhà hàng ở khắp mọi nơi trên toàn cầu mà không cần phải chờ tới các báo cáo do các nhà hàng gửi về. Nhờ đó mà các quyết định điều hành có thể được đưa ra rất nhanh chóng và kịp thời.
Chia sẻ với các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng và bán lẻ tại Việt Nam, ông James Dương Nguyễn nhấn mạnh rằng: các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng và bán lẻ tại Việt Nam cần nhanh chóng tối ưu hóa lại quy trình vận hành của mình.
Cần thiết phải áp dụng các giải pháp quản lý và tự động hóa nghiệp vụ tiên tiến trên thế giới đã có để có thể tối ưu hóa điều hành và mở rộng quy mô kinh doanh trên phạm vi toàn quốc cũng như có thể sẵn sàng cạnh tranh với sự phát triển lấn át của các thương hiệu mạnh đang vào Việt Nam.
Tham khảo:
>> Phần mềm ERP