Quản lý công nợ bao gồm công nợ phải thu khách hàng và công nợ phải trả nhà cung cấp. Đối với một số cửa hàng, công nợ là vấn đề phải giải quyết thường xuyên mà không thể tránh khỏi. 

Hơn nữa không phải cửa hàng nào cũng biết cách quản lý công nợ một cách hiệu quả. Với những lưu ý dưới đây, quản lý công nợ sẽ không còn là bài toán khó đối với bạn.

Công nợ phải thu khách hàng

Đây là khoản phát sinh khi bạn bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ nào đó cho khách hàng mà khách hàng chưa thanh toán hết. Đối với khoản công nợ này, bạn cần thu hồi nhanh nhất có thể để giảm tối đa thời gian hao hụt doanh thu.

Một số cách bạn nên áp dụng để kiểm soát tốt:

  • Chỉ cho khách hàng nợ ở một mức tiền nhất định và giới hạn thời gian nợ , thậm chí không cho phép nợ.
  • Quản lý chi tiết và chặt chẽ, đảm bảo sự minh bạch cũng như thường xuyên thông báo với khách về số nợ.
  • Đặt ra quy định về việc nợ và thanh toán nợ, có mức phạt phù hợp nếu thanh toán quá hạn.
  • Không cho phép nợ chồng chéo, nếu nợ cũ chưa thanh toán hết, bạn hoàn toàn có thế từ chối tiếp tục “ghi sổ”

Công nợ phải trả nhà cung cấp

Đây là khoản phí mà bạn chưa thanh toán hết với nhà cung cấp khi nhập hàng về. Nhà cung cấp cho phép bạn được nợ trong một khoảng thời gian hạn định. Trái với công nợ phải thu khách hàng, đối với khoản công nợ này bạn nên tìm cách để kéo dài thời gian hoàn trả để có thể xoay vòng vốn lâu nhất.

Tuy nhiên bạn phải tùy từng nhà cung cấp để khéo léo kéo dài thời gian nợ. Bạn nên chọn nhà cung cấp có ưu đãi trả chậm để tận dụng nguồn vốn một cách lâu dài.

Một số lưu ý cho bạn để kiểm soát công nợ phải trả hiệu quả:

  • Thống nhất với nhà cung cấp một cách minh bạch về thời gian và tiền bạc, cố gắng thương lượng để có được khoảng thời gian dài nhất.
  • Kiểm soát chặt chẽ khoản nợ và cố gắng trả đúng hẹn để đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.

Ngoài ra có một số điểm chung mà bạn nên lưu ý đối với cả hai loại công nợ trên:

  • Sử dụng công cụ theo dõi công nợ chuyên nghiệp
  • Xây dựng chính sách bán hàng rõ ràng, chi tiết
  • Có nhân sự riêng quản lý công nợ, giải quyết công nợ phát sinh kịp thời và nhanh chóng
  • Lập chi tiêu đánh giá hệ số, tỷ lệ thu hồi và thanh toán công nợ.
  • Báo cáo công nợ thường xuyên để xử lý phù hợp tùy theo tình hình kinh doanh.

Để hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, bạn phải có kĩ năng quản lý bán hàng thật tốt, và những vấn đề phức tạp như công nợ cần được giải quyết rõ ràng và minh bạch. Bạn nên cân nhắc áp dụng những công cụ hữu ích để việc quản lý công nợ không còn làm khó bạn nữa.

Mời bạn tham khảo phần mềm quản lý bán hàng MekongSoft có tính năng quản lý thống kê công nợ hiệu quả.

>> Phần mềm quản lý kho

>> Phần mềm quản lý sản xuất

>> Phần mềm quản lý bán hàng


DMCA.com Protection Status