20/04/2022 14:53
Nội Dung
2.Mở cửa hàng tiện lợi cần bao nhiêu vốn?
2.1.Chi phí mặt bằng mở cửa hàng tiện lợi
2.2.Chi phí nhập hàng kinh doanh cửa hàng tiện lợi
2.3.Chi phí trang thiết bị và nhân công
2.5.Vậy thì mở cửa hàng tiện lợi cần bao nhiêu vốn là đủ?
3.Thủ tục để mở cửa hàng tiện lợi
3.1.Mở cửa hàng tiện lợi theo hình thức hộ kinh doanh
3.2.Mở cửa hàng tiện lợi theo hình thức doanh nghiệp kinh doanh
3.3.Các loại giấy phép con để kinh doanh cửa hàng tiện lợi
4.Quy trình mở cửa hàng tiện lợi
4.1.Tính toán kế hoạch kinh doanh và chuẩn bị nguồn vốn
4.2.Tìm kiếm mặt bằng tiềm năng
4.4.Lựa chọn các sản phẩm cần kinh doanh
5.Lưu ý khi mở cửa hàng tiện lợi
Mở cửa hàng tiện lợi đang là xu hướng cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cấp thiết ở các thành phố lớn lẫn các tỉnh thành xa xôi, mô hình kinh doanh bán lẻ bằng hệ thống cửa hàng tiện lợi được đánh giá là mô hình đầu tư có chi phí thấp, khả năng thu hồi vốn cao, dễ dàng hoà nhập với mọi khu vực dân cư. Tuy nhiên, rất nhiều người muốn bắt tay vào kinh doanh cửa hàng tiện lợi nhưng không biết phải kinh doanh sao cho phù hợp, nhanh có lãi.
Cửa hàng tiện lợi hay còn gọi là cửa hàng tiện ích, tiếng anh là Convenience store - là mô hình kinh doanh bán lẻ quy mô nhỏ tương tự các quán tạp hoá địa phương với diện tích khoảng 50-200m2, tập trung vào các mặt hàng sản phẩm thiết yếu như bánh kẹo, thức uống, đồ ăn liền, vật dụng cá nhân hàng ngày, văn phòng phẩm, bia, rượu, thuốc lá,...Ngoài ra, cửa hàng tiện lợi còn phục vụ các dịch vụ và tiện ích thanh toán như chuyển tiền, nạp card, thanh toán điện nước, internet,...
Khác với mô hình kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi chủ yếu phục vụ các sản phẩm đóng gói sẳn, sản phẩm ăn liền thay vì chú trọng cung cấp các mặt hàng tươi sống hàng ngày.
Mở cửa hàng tiện lợi có thể đáp ứng nhu cầu mang tính tiện lợi như cái tên của nó, dễ dàng thu hút nhiều đối tượng khách hàng trong khu vực. Và vì mang tính kinh doanh địa phương nên chi phí để quảng cáo, makerting là không đáng kể, giúp tiết kiệm cho người đầu tư kinh doanh mô hình này.
Xem thêm : Doanh nghiệp bán lẻ là gì? Thủ tục đăng ký doanh nghiệp bán lẻ
Vốn để mở cửa hàng tiện lợi thường sẽ phụ thuộc vào chi phí mặt bằng, chi phí nhập hàng, chi phí trang thiết bị - nhân sự và chi phí khác.
Vị trí mặt bằng rất quan trọng trong kinh doanh cửa hàng tiện lợi, bạn không thể đặt cửa hàng mình ở một nơi hẻo lánh, giao thông không thuận tiện được, việc kinh doanh của bạn sẽ đi vào ngỏ cụt giống như cái nơi bạn đặt cửa hàng thôi.
Mở cửa hàng tiện lợi ở một nơi dễ tìm, gần các khu dân cư, đi lại dễ dàng, giao thông thông thoáng, nằm trên mặt tiền đường thì càng tốt, gần trường học, bệnh viện, công sở sẽ khiến bạn có một lượng khách hàng dồi dào hơn với khả năng chi tiêu cao và với cách làm việc theo lịch trình như công sở, trường học thì khả năng quay lại của khách hàng sẽ cực kỳ tốt.
Diện tích mặt bằng cho mô hình kinh doanh cửa hàng tiện lợi nằm khoảng 50-200m2 tuỳ theo khả năng của bạn, chi phí để thuê mặt bằng thường rơi vào khoảng 10-15 triệu ở các địa phương và 15-20 triệu ở các thành phố lớn, điều này cũng tuỳ thuộc vào diện tích cũng như vị trí mặt bằng. Và tất nhiên, nếu bạn có sẳn mặt bằng thuộc sở hữu cửa bạn ở vị trí tốt thì ngại gì mà không tận dụng, sẽ tiết kiệm được kha khá vốn đấy.
Để kinh doanh cửa hàng tiện lợi được phát triển, bạn cần phải có nguồn hàng tốt, đa dạng sản phẩm để khách hàng lựa chọn, đảm bảo luôn luôn có đủ hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bạn có thể nhập hàng từ các hệ thống siêu thị lớn, nhà phân phối bán lẻ hoặc đến trực tiếp các công ty sản xuất để có thể có giá nhập hàng tốt nhất.
Chi phí nhập hàng tối thiểu phải từ 200 triệu mới có thể đảm bảo có đầy đủ các mặt hàng cần thiết để kinh doanh, bạn cũng có thể liên hệ các nhà cung cấp để đăng ký lấy hàng ký gửi, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoảng chi phí ban đầu khi bạn chưa thật sự biết được khả năng kinh doanh của cửa hàng mình như thế nào.
Bạn nên nhập một lượng hàng vừa đủ ban đầu, đánh giá xem cửa hàng tiện lợi của mình kinh doanh như thế nào trước khi quyết định một số lượng lớn. Bởi vì đối với mô hình kinh doanh bán lẻ, các sản phẩm thường không có hạn sử dụng quá lâu nên nếu để tồn đọng thời gian dài bạn có thể sẽ bị thất thoát nguồn vốn.
Để có thể kinh doanh cửa hàng tiện lợi thì nhất thiết bạn phải có các trang thiết bị cơ bản sau đây:
Chi phí trang thiết bị ít nhất phải từ 30-50 triệu, tuỳ thuộc vào quy mô số lượng bạn cần.
Tham khảo Phần mềm quản lý bán hàng siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi của MekongSoft, phần mềm giúp bạn tối ưu trong việc bán hàng, in hoá đơn, giám sát và điều chỉnh giá cả các mặt hàng linh hoạt, quản lý nhập hàng, xuất kho và kiểm kê hàng hoá dễ dàng. Đặc biệt chi phí phù hợp cho mô hình mở cửa hàng tiện lợi.
Ngoài ra, nếu bạn cần thuê nhân viên làm việc thì chi phí thuê nhân công cũng phải từ 6-8 triệu/tháng, còn nếu bạn có thể tự kinh doanh thì sẽ tiết kiệm được một phần nguồn vốn.
Ngoài những chi phí cơ bản trên, bạn cần phải đảm bảo các loại chi phí khác như chi phí vận hành, điện, nước, chi phí để nộp thuế, chi phí marketing, quảng cáo nếu cần.
Tính toán tổng chi phí như sau:
Chi phí mặt bằng | 10-20 triệu |
Chi phí nhập hàng | 200 triệu |
Chi phí thiết bị và nhân công | 30-50 triệu |
Chi phí khác và dự trù | 20-50 triệu |
Vậy để kinh doanh cửa hàng tiện lợi bạn cần có nguồn vốn từ 260-320 triệu để có thể bắt đầu tiến hành mở cửa hàng tiện lợi.
Mở cửa hàng tiện lợi cần bao nhiêu tiền?
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, bạn có thể đăng ký mở cửa hàng tiện lợi bằng một trong hai hình thức là hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp kinh doanh.
Xem thêm : Yếu tố khiến cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini hoạt động không hiệu quả
Hãy chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
Khi đã hoàn thành hồ sơ, bạn hãy nộp hồ sơ đến phòng đăng ký của cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp quận/huyện nơi bạn đặt cửa hàng. Hồ sơ sẽ được giải quyết trong 3 ngày và trả kết quả cho bạn, nếu chưa đủ yếu tố để cấp giấy phép kinh doanh thì sau 3 ngày cơ quan sẽ thông báo lại để bạn bổ sung hồ sơ.
Đối với các cửa hàng tiện lợi theo mô hình chuỗi, thường sẽ đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp để dễ kết hợp với các nhà cung cấp sau này.
Để mở cửa hàng tiện lợi theo hình thức doanh nghiệp, trước tiên bạn hãy xác định loại hình doanh nghiệp của mình bao gồm doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp TNHH, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp hợp danh. Xác định nhóm ngành nghề kinh doanh dự kiến của công ty.
Chuẩn bị hồ sơ sau :
Nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư ở tỉnh, thành phố nơi bạn đặt trụ sở doanh nghiệp. Kết quả hồ sơ sẽ được trả sau 3 ngày làm việc.
Ngoài giấy phép kinh doanh theo hình thức đã nêu phía trên, bạn cần xin thêm một số giấy phép con để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh cửa hàng tiện lợi.
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Bạn cần có chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm được nhà nước cấp phép để hoạt động. Thủ tục xin giấy phép bao gồm :
Tuỳ vào các ngành hàng sản phẩm mà bạn kinh doanh mà bạn sẽ phải đến các cơ quan khác nhau để xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương các tỉnh tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng tiện lợi.
Giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bao gồm:
Giấy phép kinh doanh ngành hàng đặc biệt
Nếu cửa hàng tiện lợi của bạn có kinh doanh các sản phẩm thuộc ngành hàng đặc biệt, ngành hàng kinh doanh có điều kiện như bia rượu, thuốc lá thì cần xin thêm giấy phép kinh doanh đặc biệt phù hợp với ngành hàng.
Xem thêm : Điều kiện đăng ký kinh doanh siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi
Để kinh doanh bất cứ ngành nghề gì cũng cần có quy trình từng bước mới có thể đi vào hoạt động một cách trơn tru.
Bạn hãy lên kế hoạch kinh doanh cho mình thật chi tiết, khảo sát khu vực bạn muốn kinh doanh để biết các đối tượng khách hàng, từ đó chọn lựa cho mình phương án kinh doanh cửa hàng tiện lợi hiệu quả, bố trí sản phẩm phù hợp với nhóm dân cư gần đó, bạn không thể nào bán yến sào trong một khu vực dân cư lao động thu nhập thấp được.
Sau khi có kế hoạch cụ thể thì hãy tính toán nguồn vốn có thể đáp ứng được phương án kinh doanh, đừng quên dành ra một khoảng dự trù để đề phòng nhé.
Lựa chọn mặt bằng tốt, nằm ở những vị trí đắc địa, dễ lui tới cũng như dễ nhìn thấy. Địa điểm sẽ quyết định phần lớn khả năng thành công của cửa hàng tiện lợi, với mức giá mặt bằng phù hợp bạn có thể cân bằng với giá nhập hàng để có mức giá cạnh tranh nếu trong khu vực có đối thủ kinh doanh giống bạn.
Mở cửa hàng tiện lợi là kinh doanh theo mô hình tự chọn, khách hàng được tuỳ ý đi chọn lựa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Vì thế, hãy bố trí cửa hàng để làm sao có không gian thật thoải mái nhất.
Sắp xếp các kệ quầy dọc theo lối đi, có thể là 1 quầy ở giữa lối đi và 3 quầy sát 3 cạnh góc của mặt bằng nếu không gian là hình chữ nhật. Hoặc đặt quầy chữ T ở giữa lối đi, 2 quầy 2 bên vách cửa hàng và phía cuối cửa hàng đặt các ngăn tủ mát.
Bên cạnh đó, hãy bố trí sản phẩm một cách hợp lý, phân loại để khách hàng dễ dàng tìm được, những sản phẩm bán chạy hoặc đang cần xuất sớm thì nên để ở những vị trí dễ nhìn thấy, có thể là gần quầy thu ngân.
Bàn thu ngân nên đặt ở vị trí mà bạn có thể bao quát cửa hàng, vừa có thể quan sát được các hoạt động bên trong mà cũng có thể kiểm soát được tầm nhìn bên ngoài.
Liệt kê ra các sản phẩm cần kinh doanh trong một cửa hàng tiện lợi, có thể là:
Hãy chú ý tìm các kênh phân phối hàng có uy tín, chất lượng, tối ưu về giá, một khi các sản phẩm từ nhà cung cấp có vấn đề thì nó cũng sẽ là vấn đề của cả cửa hàng tiện lợi của bạn. Cố gắng giữ mối quan hệ với những nhà phân phối hàng thật tốt, những vấn đề phát sinh sẽ khiến bạn đau đầu trong quá trình nhập hàng nếu không có mối quan hệ tốt với đại lý cung cấp hàng.
Lắp đặt các bảng hiệu sao cho dễ nhìn thấy, thu hút, bắt mắt, trang trí băng gôn, logo cửa hàng tiện lợi ở nơi phù hợp. Bố trí đèn chiếu sáng để làm nổi bật các sản phẩm hơn đồng thời giúp không gian được hoàn thiện hơn.
Hãy nhớ kiểm kê đầy đủ các sản phẩm tồn kho mỗi ngày, kiểm tra các sản phẩm bán được thông qua rà soát bill và sắp xếp thêm hàng vào quầy khi sắp bán hết.
Xác định khung giờ bán phù hợp, ở những khu vực khu dân cư hoạt động nhộn nhịp ban đêm bạn có thể cân nhắc mở cửa hàng tiện lợi 24/24.
Tích hợp nhiều phương thức thanh toán hiện đại để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ nhóm khách hàng tiềm năng nào.
Luôn luôn giữ cửa hàng được sạch sẽ, thông thoáng từ bên trong lẫn bên ngoài cửa hàng.
Thường xuyên theo dõi lượng khách, thị hiếu, nhu cầu để có những phương án kinh doanh phù hợp với từng thời điểm.
Trên đây là các thông tin về việc mở cửa hàng tiện lợi và kinh doanh cửa hàng tiện lợi làm sao tốt nhất. Mọi thắc mắc về phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm sản xuất vui lòng liên hệ ngay đến MekongSoft qua số hotline 0944443558 để được giải đáp miễn phí.
Chia sẻ bài viết
Danh mục phần mềm
Viết phần mềm theo yêu cầu, viết app theo yêu cầu
Phần mềm ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Phần mềm quản lý phương tiện vận tải logistics, container, chành xe
Hệ thống phần mềm, app bán hàng, quản lý nhân viên giao hàng, công nợ
Hệ thống phần mềm bán hàng online, app thương mại điện tử
Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP theo yêu cầu
Phần mềm quản lý sản xuất ngành may mặc, giày dép
MES Hệ thống phần mềm điều hành và quản lý sản xuất
Phần mềm quản lý nhà phân phối, đại lý bán sỉ, bán buôn
Phần mềm quản lý sản xuất, phân phối nước đóng bình, đóng chai
Phần mềm sản xuất chế biến thực phẩm, quản lý nhà hàng tiệc cưới, sự kiện hội nghị
Phần mềm, app quản lý đầu tư kinh doanh bất động sản theo yêu cầu
Phần mềm quản lý dự án, tiến độ thi công xây dựng công trình
Phần mềm sản xuất kính cường lực
Phần mềm quản lý sản xuất cơ khí
Phần mềm quản lý kinh doanh xăng dầu
Chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề quản trị theo từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực cụ thể. Hãy chọn phần mềm bạn quan tâm, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế theo yêu cầu của bạn.
Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực
Hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Đơn giản dễ sử dụng
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Công ty cổ phần phần mềm Mekong
Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.
Liên hệ
@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED