22/09/2017 08:50
Theo khảo sát mới đây của Hãng tư vấn và kiểm toán Price Waterhouse Coopers đối với các doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500 (Bảng xếp hạng 500 công ty lớn nhất của Hoa Kỳ), 73% DN thuộc nhóm này có hệ thống quản trị nhân sự ứng dụng nền tảng điện toán đám mây.
Nhân viên có thể làm việc ở bất cứ đâu thông qua các thiết bị di động cá nhân; các báo cáo về chấm công, ngày phép, xin nghỉ phép … đều được tổng hợp tự động; thông tin cũng được cập nhật và chia sẻ giữa các bộ phận trong DN theo thời gian thực.
Thực ra, nền tảng công nghệ đám mây đã dần len lỏi vào đời sống DN từ hàng chục năm qua, với các ứng dụng như gmail hay Yahoo Mail. Nhưng ngày nay, cùng với sự ra đời của công nghệ in 3D và Big Data, công nghệ số đang làm thay đổi mọi khía cạnh của cuộc sống.
Quản lý bằng công nghệ
Tập đoàn CISCO sau 7 năm ứng dụng công nghệ cho phép quản trị nhân sự từ xa đã tiết kiệm được 277 triệu USD. GRAB cũng là một điển hình thành công về ứng dụng công nghệ khi đang quản trị khoảng 3 triệu tài xế trong khu vực châu Á.
Trong đó các ứng dụng, phần mềm quản lý bán hàng, kho hàng, nhân sự tiền lương được ứng dụng rất cao tại hầu hết các công bởi nó đã giúp những người quản lý theo dõi và đánh giá được tình hình tổng thể của cả doanh nghiệp hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Tại Việt Nam, hầu hết các công ty chưa cho phép nhân viên làm việc từ xa, trừ một số công ty đa quốc gia. Bởi bên cạnh những hạn chế về cập nhật công nghệ mới, hạn chế về nguồn tài chính để đầu tư cho công nghệ thì nhiều DN trong nước vẫn còn giữ tư duy dùng các tác vụ thủ công hằng ngày để quản trị con người.
Tại Hội nghị HR Tech Asia 2017 tổ chức ở TPHCM hôm 18/8, bà Bùi Thy Hương, Giám đốc Tư vấn quản lý nguồn nhân lực PWC Việt Nam thì nhân viên ngày nay có tính “lỏng” cao hơn, càng ngày càng ít người nghĩ sẽ gắn bó cả đời với một DN nào đó. Bởi mục tiêu làm việc để kiếm lương đang dần bị thay thế bởi nhiều tiêu chí khác. Vì vậy DN cũng cần tinh gọn hơn, thông minh hơn trong quản trị nhân sự, cho nhân viên nhiều sự lựa chọn hơn về môi trường làm việc và cách thức quản lý con người.
Một khảo sát được thực hiện bởi Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Đông Nam Á cho thấy DN Việt Nam chịu rủi ro cao nhất do tác động từ thay đổi công nghệ và cuộc cách mạng 4.0, với mức rủi ro lên đến 70%. Trong khi mức rủi ro trung bình ảnh hưởng tới các DN trong khu vực là 56%.
Thực tế sử dụng nhiều nhân lực có kỹ năng thấp trong các ngành chủ lực như dệt may, da giày, thủy sản… được cho là nguyên nhân chính khiến ứng dụng công nghệ vào quản trị nhân sự tại Việt Nam gặp khó khăn.
Bà Đào Thị Hiền, người phụ trách nhân sự tại Công ty Fashion Garments 2 (KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai) cũng thừa nhận việc ứng dụng công nghệ cho quản trị tại các nhà máy hàng nghìn nhân công của DN này vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, công nghệ số đã được DN này ứng dụng khá nhiều trong quản trị nhân sự khối văn phòng. Theo đó, những tác vụ như tính toán điểm số KPI (hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc), chấm công, gửi đơn xin phép-quản trị ngày phép, trao đổi nhóm, làm việc... đều được thực hiện từ xa thông qua các thiết bị có nối mạng.
Ngoài ra, các DN áp dụng công nghệ triệt để vào quản trị nhân sự cũng vấp phải nhiều thách thức lớn. Bởi cách thức giao tiếp, chia sẻ, học hỏi, làm việc nhóm… cũng phải thay đổi nhiều.
Một số DN còn cho biết tỉ lệ nhảy việc của thế hệ trẻ lên đến 30%; hay lo ngại trí thông minh nhân tạo cùng robot đã và đang được sử dụng để giám sát và quản lý hành vi của nhân sự sẽ lấy mất một lượng việc làm đáng kể của con người.
Tuy nhiên theo ông Debanjan Sen, Giám đốc Quản lý nguồn nhân lực của Hãng kiểm toán Deloitte tại Singapore, chính cuộc cách mạng 4.0 và công nghệ số sẽ tạo ra những chỗ làm mới với mức lương cao hơn. Điều quan trọng là bộ phận quản trị nhân sự của DN phải nhận thức rõ những vị trí sẽ dôi dư ra khi áp dụng công nghệ sâu hơn trong quản trị nhân sự.
Từ đó có quy hoạch phù hợp với lượng nhân sự này. Thực tế cho thấy những DN ứng dụng công nghệ cao vào quản trị nhân sự có tỉ lệ nghỉ việc rất thấp. Ví dụ, trong khi Tập đoàn HP chỉ có tỉ lệ nhảy việc là 10% thì tại các DN cùng ngành, con số này là 20%.
Theo baomoi.com
Mời bạn tham khảo phần mềm quản lý ứng dụng điện toán đám mây MekongSoft:
>> Phần mềm ERP
Chia sẻ bài viết
Danh mục phần mềm
MES Hệ thống điều hành và quản lý sản xuất
Phần mềm viết theo yêu cầu
Kinh doanh xăng dầu
Phần mềm quản lý thi công xây dựng
Phần mềm quản lý sản xuất may mặc
Phần mềm quản lý sản xuất cơ khí
Phần mềm sản xuất kính cường lực
Phần mềm quản lý phương tiện vận tải, chành xe
Hệ thống phần mềm bán hàng online
Hệ thống quản lý kênh phân phối
Hệ thống phần mềm quản lý nhân viên giao hàng, thu nợ
Phần mềm quản lý sản xuất, phân phối nước đóng bình, đóng chai
Chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề quản trị theo từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực cụ thể. Hãy chọn phần mềm bạn quan tâm, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế theo yêu cầu của bạn.
Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực
Hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Đơn giản dễ sử dụng
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.
@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED