15/12/2016 16:28
Trong quản lý thì quản lý con người luôn là khó nhất (và không có gì gọi là tuyệt đối). Vì vậy chúng tôi đã tổng hợp lại một một số cách quản lý nhân viên bán hàng quần áo, hy vọng sẽ có ích cho bạn.
Dưới đây là một số rủi ro mà bất cứ chủ cửa hàng nào cũng đã và sẽ gặp phải khi quản lý nhân viên của mình.
Điều này khó có thể tránh khỏi. Đặc biệt là những cửa hàng thời trang bán nhiều loại mặt hàng. Số lượng hàng hóa trong kho nhiều, lộn xộn sẽ dẫn tới việc không kiểm kê được thường xuyên, những mẫu mã, size còn trong kho nhưng lúc bán hàng không tìm thấy. Lúc đông khách bán nhiều hàng nhân viên không ghi lại kịp (vô tình hoặc cố ý, bán hàng bằng tay, không qua hệ thống đọc mã vạch).
Thường các cửa hàng thời trang hay các cửa hàng khác sẽ cho khách hàng mặc cả, khi đó, các nhân viên bán hàng sẽ được chủ cửa hàng cho giao động mức giá mặc cả nhất định (khoảng 10% giá bán). Có nhiều cửa hàng quy định bán đúng giá, nhưng phần lớn là sẽ cho mặc cả (vì tâm lý khách thích mặc cả được đôi chút). Đây chính là chỗ mà nhân viên bán hàng có thể gian lận được đôi chút. Với những sản phẩm quần áo có giá trị nhỏ thì nhân viên bán hàng có thể gian lận 10.000 – 20.000 ngàn, nhưng nhiều khi có thể lên tới 100.000 – 200.000 ngàn/ngày. Điều này rất khó tránh khỏi và phần lớn các chủ cửa hàng phải chấp nhận tình trạng này.
Đó là khi nhân viên tư vấn sai công dụng của sản phẩm, khách không thử, hoặc tư vấn sai về các chương trình khuyến mại, chính sách đổi trả của cửa hàng. Khi đó, không có thiệt hại về kinh tế, nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều đến uy tín của cửa hàng. Một khách hàng bị tư vấn sai, không vừa lòng thì rất khó để họ quay trở lại mua hàng lần tiếp theo.
Những nhân viên bán hàng mới, hay sinh viên năm nhất thì hầu như tất cả đều sẽ vấp phải ít nhất 1 lần. Mua thuốc đổ nhà vệ sinh, bể phốt, ủng hộ các cháu khuyết tật, bên thuế xuống thu tiền…đến những lừa đảo đổi tiền, trộm điện thoại, hàng hóa của nhân viên bán hàng, cửa hàng, hay khách hàng.
Chủ cửa hàng thời trang rất hay phải giải quyết những lần xin phép nghỉ, hoặc nhân viên tự ý đóng cửa hàng đi ăn, đi đâu đó… Ai cũng hiểu bán hàng là đi câu, có lúc ngồi cả ngày không có khách, nhưng ai biết được lúc vừa đóng cửa thì khách lại vào, còn chưa kể đến việc ảnh hưởng đến uy tín cửa hàng.
Vậy làm cách nào để khắc phục được những rủi ro đó? Để trả lời cho câu hỏi đó bạn hãy cũng chúng tôi xem qua những cách sau đây:
Ngoài việc tuyển nhân viên thì việc đào tạo nhân viên bán hàng về sản phẩm và thái độ phục vục khách hàng thì chủ cửa hàng cần phải đào tạo nhân viên các tình huống phòng tránh lừa đảo. Đặc biệt đối với những cửa hàng mới mở hoặc chỉ có 1 nhân viên bán hàng. Các đối tượng xấu thường xuyên lợi dụng cửa hàng ít nhân viên và mới để chúng ra tay. Chủ cửa hàng nhắc nhở nhân viên mang theo tỏi, gừng. Những thứ này sẽ giúp tránh phần nào những vụ lừa đảo bằng hóa chất. Sắm sửa cho mỗi nhân viên một bóp đựng tiền đeo vào người. Bóp đó để tiền, điện thoại, những thứ giá trị ở cửa hàng. Ngoài ra còn hướng dẫn nhân viên cách phân biệt tiền giả và tiền thật.
Các shop thời trang thời thì sẽ mặc định giá bán. Sử dụng phần mềm bán hàng để in tem mã vạch có thông tin giá cả và sản phẩm trên tem. Nhân viên bán hàng sẽ bán đúng giá ghi trên tem mác. Còn đối với các shop cho khách hàng mặc cả thì nhiều chủ cửa hàng sẽ bảo bạn bè, người quen của mình đến mua hàng, để kiểm tra, đối chiếu. Một số cửa hàng lắp đặt hệ thống camera giám sát. Số lượng đơn hàng một ngày tầm 20 thì việc kiểm tra từng đơn hàng qua hệ thống camera giám sát là khả thi. Quy định phải đếm tiền khách trả lại ở vị trí camera nhìn rõ cũng là cách hay để vừa giúp chủ cửa hàng quản lý nhân viên, vừa để có những khách hàng thắc mắc về việc trả nhầm tiền có cơ sở để đối chiếu.
Chủ cửa hàng thời trang sẽ phải quy định về việc nghỉ, xin phép. Với nhân viên làm theo ca, các nhân viên bán hàng sẽ phải tự động bố trí với nhau sắp ca để đảm bảo cửa hàng hoạt động bình thường, và báo cáo lại cho chủ cửa hàng. Tất nhiên, nhiều khi đột xuất không tránh khỏi thì chủ cửa hàng phải ra bán hàng thay nhân viên là chuyện rất bình thường.
Với cửa hàng có 1 nhân viên làm full-time, thì tự nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm về hàng hóa trong cửa hàng. Chủ cửa hàng có thể lên lịch kiểm kê định kỳ hàng tuần. Việc kiểm kê sẽ mất khoảng 30 – 60 phút mỗi lần. Quy định cho nhân viên bán hàng tự tính toán số lượng hàng nhập, số bán ra, và số còn tồn theo sổ sách hoặc theo phần mềm quản lý bán hàng, tự so sánh với số lượng mình kiểm kê được, và báo cáo.
Theo đó chủ cửa hàng sẽ thi thoảng kiểm tra bất chợt một mặt hàng nào đó và đối chiếu số lượng trong phần mềm quản lý bán hàng. Với cửa hàng bán theo ca, quy định nhân viên khi giao ca sẽ bàn giao số lượng theo sổ sách, trong ca của mình, thời gian rảnh rỗi sẽ kiểm tra đối chiếu số lượng được bàn giao và số lượng thực tế. Điều này khả thi vì với quy mô cửa hàng thời trang nhỏ, với số lượng mặt hàng nhỏ hơn 200, diện tích trưng bày nhỏ hơn 20m2. Nếu thấy số lượng có vấn đề gì thì phải trao đổi lại với nhân viên bán hàng ca trước, nếu không giải quyết được thì phải báo cáo chủ cửa hàng để đứng ra giải quyết.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi cách quản lý nhân viên bán hàng quần áo giúp bạn quản lý được nhân viên, chống thất thoát. Nhưng quan trọng bạn hãy tự tin vào khả năng của bản thân và dành tâm huyết của bản thân vào công việc. Đó chính là cách để bạn trở thành một nhà quản lý thành công!
Bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý bán hàng ở link này: Phần mềm quản lý bán hàng
Mời bạn xem thêm: Tư vấn phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay
Chia sẻ bài viết
Danh mục phần mềm
Viết phần mềm theo yêu cầu, viết app theo yêu cầu
Phần mềm quản lý dự án, tiến độ thi công xây dựng công trình
Phần mềm quản lý phương tiện vận tải logistics, container, chành xe
Hệ thống phần mềm, app bán hàng, quản lý nhân viên giao hàng, công nợ
Hệ thống phần mềm bán hàng online, app thương mại điện tử
Phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP theo yêu cầu
Phần mềm quản lý sản xuất ngành may mặc, giày dép
MES Hệ thống phần mềm điều hành và quản lý sản xuất
Phần mềm quản lý nhà phân phối, đại lý bán sỉ, bán buôn
Phần mềm, app quản lý đầu tư kinh doanh bất động sản theo yêu cầu
Phần mềm quản lý sản xuất, phân phối nước đóng bình, đóng chai
Phần mềm sản xuất kính cường lực
Phần mềm quản lý sản xuất cơ khí
Phần mềm quản lý kinh doanh xăng dầu
Chúng tôi cam kết giải quyết các vấn đề quản trị theo từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực cụ thể. Hãy chọn phần mềm bạn quan tâm, chúng tôi sẽ tư vấn và thiết kế theo yêu cầu của bạn.
Thiết kế riêng cho từng lĩnh vực
Hiệu quả, tiết kiệm chi phí
Đơn giản dễ sử dụng
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Thu thập yêu cầu
Thiết kế phần mềm
Phát triển và kiểm thử
Triển khai và hỗ trợ
Bảo trì và nâng cấp
Thiết kế riêng từng lĩnh vực
Đơn giản, dễ dùng
Hiệu quả cao
Tiết kiệm chi phí
Đánh giá nhu cầu
Phân tích và đề xuất giải pháp
Lập kế hoạch triển khai, kiểm tra đánh giá
Hướng dẫn triển khai và bảo trì
Đào tạo chuyển giao kiến thức
Công ty cổ phần phần mềm Mekong
Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.
Liên hệ
@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED