Sợ thất bại do nhìn từ những doanh nghiệp đi trước
Để triển khai ERP vào doanh nghiệp là không hề dễ dàng, việc thành công của ERP khi triển khai không đơn thuần chỉ là có tiền mua sản phẩm phù hợp về và triển khai là sẽ thành công, đôi khi bỏ ra rất nhiều tiền mà vẫn thất bại.
Theo khảo sát, các doanh nghiệp cho rằng việc triển khai phần mềm ERP thất bại vì:
- 55- 75% thất bại do không đạt được mục đích
- 35% không nhân được giá trị doanh nghiệp
- 50% dự án quản lý thất bại (PMOs)
- 60% không theo đúng ngân sách, thời gian, chất lượng
Từ việc nhìn vào những thất bại khi triển khai phần mềm ERP, các nhà lãnh đạo có đầu óc cầu tiến cũng phải chùn bước, doanh nghiệp cũng phải e dè trước khi áp dụng triển khai. Tuy nhiên trong kinh doanh, dự án nào cũng có rủi ro, quan trọng là bạn cần cân nhắc xem giữa lợi ích mang lại và tình huống xấu nhất có thể xảy ra, đề ra phương án thích hợp. Nếu chỉ vì sợ thất bại mà bỏ qua cơ hội thì thật đáng tiếc.
Chưa có ngân sách rõ ràng
Hiện nay, việc lập ngân sách cho CNTT nói chung và ERP nói riêng vẫn chưa có một quy chuẩn nào. Rất nhiều dự án ứng dụng ERP bị bế tắc do thiếu kinh phí triển khai hay không xác định đúng kinh phí mua sản phẩm từ đầu. Một số khác lại mặc định rằng việc triển khai phần mềm ERP sẽ tốn rất nhiều chi phí, đòi hỏi một ngân sách rất lớn. Để tránh tình trạng đó, công việc đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện là xây dựng ngân sách cho dự án ERP.
Chi phí bản quyền phần mềm và chi phí triển khai là tất nhiên phải có trong ngân sách của dựa án ERP. Ngoài ra còn một số chi phí liên quan khác mà doanh nghiệp cần nắm để bao quát hết tổng thể ngân sách. Có thể kể đến như chi phí kỹ thuật, chi phí người dùng và chi phí dự phòng…
Chưa tìm được nhà cung cấp phù hợp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp phần mềm ERP, nhà cung cấp nào cũng đều đưa ra rất nhiều những ưu điểm vượt trội có trong phần mềm của mình, tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có thể đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp loay hoay và mất rất nhiều thời gian để tìm cho mình nhà cung cấp tốt nhất. Một số khác vì gặp nhiều đối tác cung cấp phần mềm không vừa ý dẫn đến nản lòng với việc áp dụng phần mềm ERP. Do đó, bạn cần phải có một kế hoạch cụ thể, xác định được phạm vi dự án của doanh nghiệp và chọn lọc những nhà cung cấp có thể đáp ứng, giải quyết vấn đề của doanh nghiệp mình để có lựa chọn phù hợp.
Chúng tôi tin rằng nhà cung cấp ERP cần được đối xử như một đối tác. Thông thường thì nhà cung cấp sẽ sẵn sàng để chia sẻ những đánh giá thẳng thắn về hiệu suất hoạt động của công ty bạn hơn là đối thủ.
Nếu nhà cung cấp hiểu được đặc tính ngành của bạn và nhóm khách hàng bạn đang hướng đến, họ sẽ biết được các thách thức khó khăn mà công ty đang đối mặt. Với kinh nghiệm làm việc với những yêu cầu kinh doanh đặc thù, một nhà cung cấp tốt sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất cho hệ thống công ty của bạn.
Vấp phải sự chống đối của nhân viên
Đa số con người thường ngại thay đổi, nhân viên đã quen với cách làm việc truyền thống cũng vậy. Họ luôn cảm thấy an tâm trong vỏ bọc an toàn vì ít ra “tôi cảm thấy quen thuộc, tôi có thể kiểm soát được, thay đổi sẽ gặp rủi ro”. Suy nghĩ không sai, nhưng sẽ không làm doanh nghiệp và bản thân nhân viên phát triển được. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhiều thất bại trong việc triển khai phần mềm ERP.
Rõ ràng là nếu có quá nhiều người ngại phải thay đổi thì việc triển khai luôn gặp vấn đề. Một phần mềm ERP khi được triển khai cần được phối hợp hài hòa giữa Con người – Quy trình – Công cụ – Kiến thức.
Điều mà nhân viên lo nhất khi triển khai ERP là phải làm thêm nhiều việc hơn, thậm chí sẽ bị đào thải khi công ty đã có phần mềm. Bản chất phần mềm nói chung và ERP nói riêng là nâng cao hiệu quả làm việc của con người, không phải vùi đầu vào dùng trí óc quý giá cho những việc đơn giản lặp đi lặp lại và có khả năng nhiều sai sót như tìm kiếm giấy tờ, in ấn, soạn thảo, gửi thông tin,… Có nghĩa là một người, với phần mềm, có thể làm được đến 120-150% công suất của mình trước đây. Điều đó không đồng nghĩa với việc là mình phải làm gấp đôi, mà là với sự trợ giúp của máy tính, kết quả là gấp đôi.
Để vượt qua rào cản chống đối từ nhân viên, bạn cần có một động lực thật sự rằng bạn mong muốn là điều đó và điều đó có lợi cho doanh nghiệp bạn, chứ không phải do bất kỳ ai ép buộc. Còn nói đến khó khăn thì vô vàn. Ai nói là nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ không gặp khó khăn. Chẳng qua là vì bạn thấy quen thuộc với “cách truyền thống” hiện tại và muốn né tránh “công nghệ hiện đại” thôi. Thế giới luôn vận động, nếu doanh nghiệp nào không vận động để thay đổi và thích nghi, doanh nghiệp đó sẽ bị đào thải.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải pháp phần mềm ERP phù hợp nhất!
1900-571-232
Xem thêm:
>> Phần mềm ERP