logo_header

Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn?

10:35 08/07/2022

Đầu tư Chi phí
Chi phí đầu tư mặt bằng 100 triệu/năm
Chi phí làm hồ sơ, giấy tờ 1 - 2 triệu
Chi phí đầu tư trang thiết bị và trang trí nhà hàng 95 - 105 triệu
Chi phí mua nguyên liệu 2 - 6 triệu/ngày
Chi phí thuê nhân sự 9 - 10 triệu/tháng
Tổng : ~ 250 Triệu

Nội Dung

1.Những khoản vốn bắt buộc cần có khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng

1.1.Chi phí đầu tư mặt bằng

1.2.Chi phí làm hồ sơ, giấy tờ

1.3.Chi phí đầu tư trang thiết bị và trang trí nhà hàng

1.4.Chi phí mua nguyên liệu

2.5.Chi phí thuê nhân sự

2.Đầu tư phần mềm để tiết kiệm chi phí mở nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn một cách hiệu quả có thể giúp chủ doanh nghiệp thu về nguồn lợi nhuận khủng chưa từng có. Khi bắt đầu mở nhà hàng nguồn vốn đầu tư luôn là vấn đề được số đông nhà đầu tư quan tâm. Bởi việc tính toán và phân bổ chi phí đầu tư hợp lý không chỉ giúp tiết kiệm ngân sách mà còn giúp chủ quán giảm nguy cơ phá sản do hết vốn. Vậy kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Những khoản vốn bắt buộc cần có khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng

Nguồn vốn đầu tư luôn là bước đầu tiên và cũng là vấn đề được người kinh doanh nhà hàng cần phải đặc biệt quan tâm. Bởi nếu không có đủ vốn thì nhà hàng sẽ không thể hoạt động và nếu không có đủ vốn thì nhà hàng cũng không thể thành công. Một số những khoản vốn bắt buộc khi kinh doanh nhà hàng bắt buộc phải có điển hình như:

Chi phí đầu tư mặt bằng

Để mở một nhà hàng dù là nhà hàng có quy mô nhỏ đi chăng nữa thì vấn đề mặt bằng vẫn luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Thông thường, diện tích tối thiểu để mở một nhà hàng ăn uống là từ 50 – 100m2. Khoản tiền bỏ ra để thuê mặt bằng mở nhà hàng giao động khoảng từ 30 – 60 triệu đồng (tùy từng vị trí). Tình trung bình giá thuê mặt bằng nhà hàng giao động từ 10 triệu đồng/ tháng còn quán ăn bình dân thì trung khoảng khoảng 5 triệu đồng/ tháng. Mức giá này là không cố định, nó có thể tăng giảm tùy vào vị trí, khu vực thuê.

Khi thuê mặt bằng để mở nhà hàng, quán ăn thì chủ thuê thường sẽ yêu cầu đặt cọc 3, 6 hoặc 12 tháng. Ví dụ nếu giá thuê cho 1 tháng là 10 triệu thì khoản chi này sẽ nhân lên với 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Như vậy, bạn sẽ phải dự trù khoản vốn ban đầu thuê mặt bằng khoảng 100 triệu. Như vậy thì mới chủ động được với vấn đề mặt bằng của mình.

Chi phí làm hồ sơ, giấy tờ

Sau khi đã tìm và thuê được cho mình một mặt bằng như ý thì tiếp theo bạn cần thực hiện công đoạn xin giấy phép kinh doanh. Bởi nếu không có giấy phép kinh doanh thì sẽ coi như là không có chứng chỉ hoạt động, nếu cố tình kinh doanh sẽ rất dễ bị phạt. Bên cạnh giấy phép kinh doanh thì giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi mở nhà hàng cũng là vấn đề được chủ doanh nghiệp cần hết sức chú ý.

Thông thường, chi phí làm hồ sơ giấy tờ là không quá cao. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết đến sự tồn tại của khoản chi phí này cũng như bước cần phải làm để quá trình kinh doanh nhà hàng được an toàn và ổn định nhất.

Chi phí đầu tư trang thiết bị và trang trí nhà hàng

Càng ngày khách hàng càng có xu hướng ghé đến nhiều hơn những quán có view đẹp nên nhà hàng để thu hút và giữ chân khách ghé quán nên tập trung vào việc xây dựng bộ mặt của nhà hàng. Một vẻ bề ngoài bắt mắt và lung tinh thì sẽ giúp nhà hàng gây được ấn tượng trong mắt khách hàng, do đó chủ quán nên dự trù một khoản chi phí để trang trí. Thực tế, chưa có một con số cụ thể cho vấn đề trang trí nhà hàng cần bao nhiêu vốn để trang trí, sắm sửa vật dụng. Tuy nhiên để chủ động thì chủ quán nên dự trù tối thiểu 80 triệu cho các khoản gồm:

  1. Chi phí sơn hoặc vẽ trang trí tường: từ 10 – 20 triệu đồng.
  2. Chi phí sắm sửa bàn ghế: dao động vào khoảng 30 - 40 triệu đồng (tùy từng loại và số lượng).
  3. Chi phí mua vật dụng nhà bếp (bếp gas, nồi niêu xoong chảo, chén dĩa,...): khoảng 35 triệu đồng.
  4. Chi phí mua tủ bảo quản thực phẩm: gồm tủ đông và tủ bảo quản rau củ, cần khoảng 20 triệu đồng.

Vậy là chi phí trang thiết bị sẽ dao động từ 95 -105 triệu.

Chi phí mua nguyên liệu

Trong số các khoản chi phí bắt buộc cần bỏ ra để mở nhà hàng thì chi phí mua guyên liệu được đánh giá là khoản tốn kém nhất. Sở dĩ nó tốn kém bởi nhà hàng cần nhập nguyên liệu chế biến và nguyên liệu để chế biến lại thường dễ hư hỏng khi không được bảo quản đúng cách. Do đó, vốn đầu tư vào việc mua nguyên liệu chiếm phần cao, thậm chí có thể chiếm đến 40% doanh thu của nhà hàng.

Thông thường khi mở nhà hàng thì chủ quán sẽ cần số vốn nhập nguyên liệu sau:

  1. Thực phẩm tươi ngon, nguyên liệu chế biến hàng ngày: Khoảng giá với mức trung bình từ 2 – 5 triệu đồng/ngày. Mức nhập này có thể thay đổi tùy theo tình hình kinh doanh của nhà hàng.
  2. Gia vị cần dùng trong quá trình chế biến: Khoảng 3 triệu đồng.

Chi phí nguyên liệu sẽ vào khoảng 2 - 6 triệu/ngày, gia vị có thể tiếp tục được sử dụng cho những ngày tiếp theo nếu bảo quản tốt.

Chi phí thuê nhân sự

Kinh doanh nhà hàng, quán ăn là mô hình kinh doanh phục vụ với số lượng khách đông và nhiều và thậm chí có thể đi theo nhóm nhiều người nên không thể không có nhân viên phục vụ và bếp. Nếu tính lương trung bình của một nhân viên phục vụ toàn thời gian là 4 triệu đồng/tháng và đầu bếp là 5 triệu đồng/tháng, thì bạn cần chi ít nhất 9 - 10 triệu/tháng cho khâu nhân sự, chưa kể có khi cần phải thuê thêm cả phụ bếp và nhiều nhân viên phục vụ hơn để đáp ứng được một cách tốt nhất mọi nhu cầu cho khách hàng.

Chi phí thuê nhân sự tùy mỗi nhà hàng sẽ giao động khác nhau. Theo kinh nghiệm từ những người kinh doanh trước thì chủ quán tốt nhất không nên tiết kiệm khoản này bởi điều đó có thể sẽ gây hạn chế phục vụ, tạo trải nghiệm không mấy hài lòng dẫn đến mất khách hàng. Nhà hàng đủ nhân sự sẽ đảm bảo phục vụ khách hàng chu đáo hơn. Đồng thời công tác quản lý và quy trình phục vụ cũng được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp nhằm giảm thất thoát.

Đầu tư phần mềm để tiết kiệm chi phí mở nhà hàng

Với những nội dung chia sẻ bên trên thì có lẽ bạn đã hiểu về những khoản chi bắt buộc khi mở nhà hàng cũng như có một định mức giá chung về khoản vốn cần có để mở được một nhà hàng nhỏ. Chủ quán để tiết kiệm chi phí thuê nhân sự cũng như giảm thất thoát doanh thu cho khâu nguyên liệu, quản lý nhân viên thì tốt nhất chủ quán nên đầu tư phần mềm, tiêu biểu trong đó là Phần mềm quản lý nhà hàng MekongSoft.

Phần mềm quản lý chuỗi nhà hàng MekongSoft là giải pháp quản lý toàn diện cho nhà hàng nhỏ hoặc chuỗi nhà hàng nhiều chi nhánh, kiểm soát nguyên liệu tồn kho, quản lý đơn hàng, menu hàng hoá, phân loại thực phẩm chính xác, quản lý nhập nguyên liệu, thống kê lợi nhuận hàng ngày, quản lý lịch hẹn, hỗ trợ in hoá đơn, tích hợp nhiều phương thức thanh toán và nhiều tính năng hữu ích khác, từ đó giúp nhà hàng hoạt động một cách trơn tru, tối ưu lợi nhuận.

Trên đây là thông tin về kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn, hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn thành công trong mô hình kinh doanh nhà hàng, quán ăn của mình.

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

https://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webphttps://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webp

Hãy liên hệ MekongSoft để tư vấn các phần mềm nâng cao

Hồ Chí Minh

0944 443 558

Số 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

support@mekongsoft.com.vn

Kiên Giang

0901 000 508

L.33-7 đường số 2, KDC An Bình, Phường An Bình, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Cần Thơ

0939 802 202

D7 Lê Tấn Quốc, KĐTM Hưng Phú, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ

logo

Công ty Cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý chuyên biệt của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo đặc thù lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường ĐaKao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED