logo_header

9 sai lầm dẫn đến thất bại trong quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ

01:38 05/04/2017

1/ Không quản lý dữ liệu chặt chẽ

Trong thời đại mà hành vi trộm cắp thông tin đang diễn ra ngày càng phổ biến thì một trong những việc quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải lưu tâm là hoàn thiện hơn hệ thống bảo mật cho kho dữ liệu của mình. Trong một thảo luận trên diễn đàn mở American Express, Rieva Lesonsky – một chuyên gia về doanh nghiệp nhỏ và là phó giám đốc, tổng biên tập của công ty Entrepreneur Media Inc. đã trích dẫn một cuộc khảo sát năm 2013 cho thấy có đến 69% các chủ doanh nghiệp nhỏ thường “không biết hoặc không tin rằng công ty sẽ trải qua một tác động tài chính tiêu cực nếu như dữ liệu của họ bị mất hoặc bị đánh cắp”. Cuộc khảo sát này cũng cho thấy 40% trong số họ không có bất cứ một biện pháp nào để bảo mật dữ liệu của mình và 33% không đưa ra các chương trình đào tạo cho nhân viên về vấn đề bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu.

Có thể nói “đây không chỉ là một thói quen xấu, mà còn là một mối hiểm họa”, Lesonsky cho biết, “Tất cả các doanh nghiệp cần phải thường xuyên sao lưu dữ liệu của họ, xây dựng các chính sách để nhân viên sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và internet, cũng như cần phải cài đặt các phần mềm quản lý nhằm theo dõi và bảo vệ hệ thống của họ”.

2/ Bỏ qua hoạt động phân tích thị trường

Thấu hiểu thì trường là một bước quan trọng trong kinh doanh thành công. Các chủ doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian và nguồn lực của mình để tìm hiểu thị trường, nhất là trong giai đoạn lập kế hoạch triển khai. Điều đó giúp doanh nghiệp bạn xác định rõ khách hàng tìm năng, đối thủ cạnh tranh và tìm ra hướng phát triển, thâm nhập vào thị trường mong muốn.

Trong một bài viết trên tờ The Huffington Post, tác giả David S. Bunton có viết: “Nếu không nắm được những thông tin cần thiết, chiến lược phát triển của doanh nghiệp có thể đi sai hướng, ảnh hưởng đến những giá trị lâu dài mà doanh nghiệp xây dựng. Có một vài ví dụ điển hình khi các công ty nhỏ vội vàng mở thêm hệ thống cửa hàng sau khi có được những thành công ban đầu. Tuy nhiên họ không những không phát triển kinh doanh mà còn tạo thêm nhiều chi phí nặng nề, đương nhiên hiệu quả kinh doanh cũng không như mong đợi”.

3/ Không xây dựng các mối quan hệ bền vững

Với chủ doanh nghiệp, họ không chỉ phải thiết lập các mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác, mà còn phải xây dựng môi trường nội bộ thân thiết, bền vững. Nếu không có được lòng tin, sự yêu mến và lòng trung thành từ phía nhân viên, chủ doanh nghiệp khó có thể duy trì được năng suất làm việc của họ và hiệu quả kinh doanh của công ty.

Thực tế, các chủ doanh nghiệp cần phải dồn thời gian để liên kết và xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với nhân viên của mình, tuy nhiên thì nhiều người trong số họ lại chỉ quan tâm đến năng suất và “lao đầu” vào việc kiếm tiền mà không hề biết đến sự tồn tại của những người đang làm việc cùng mình. Chính sự thờ ơ đó có thể khiến họ vấp phải nhiều khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt là không thể giữ chân được những nhân tài, người lao động giỏi.

4/ Đặt những kỳ vọng sai lầm

Trong một doanh nghiệp, người chủ luôn vẽ ra một bức tranh tổng quan về sự phát triển trong tương lai và những lợi ích có được để tạo động lực cho nhân viên. Điều đó là vô cùng quan trọng, tuy nhiên, bức tranh ấy phải được vẽ nên dựa trên thực tế. Nếu quá ảo tưởng và viễn vông, chủ doanh nghiệp khó có thể khiến mọi người tin vào điều đó.

Trong thảo luận về “các vấn đề khơi mào từ việc kỳ vọng sai lầm” trên Fox Business, Rohit Arora – Giám đốc điều hành Biz2Credit chia sẻ, “Quán cà phê mới của bạn sẽ vượt qua Starbucks trong kinh doanh? Có lẽ là không. Thật ngớ ngẩn khi tin rằng công ty của bạn có thể dẫn đầu thị trường chỉ qua một đêm. Chỉ có việc đầu tư “hàng tá” cho quảng cáo và PR có thể làm được điều đó, còn truyền miệng thì phải cần có thời gian để xây dựng. Khách hàng cần tìm hiểu thông tin về sản phẩm, thậm chí là dùng thử vài lần trước khi quyết định lựa chọn doanh nghiệp. Hãy lên kế hoạch cho sự phát triển bền vững bằng cách cung cấp những giá trị tốt nhất”.

5/ Không chú trọng bán hàng trên website

Giữa sự phát triển của internet và kinh doanh online như hiện nay thì bất cứ doanh nghiệp nhỏ nào cũng đều cần có sự hiện diện trên mạng. Một trang web đơn giản với chút ít thông tin là chưa đủ, chủ doanh nghiệp cần phải đầu tư một cách bài bản cho “bộ mặt trực tuyến” của mình để tận dụng lợi thế và các cơ hội kinh doanh trên thị trường rộng lớn này.

Thiết kế website bán hàng nên bắt đầu từ thấu hiểu những gì khách hàng mong muốn: Thông tin về sản phẩm, tin tức, hướng dẫn, những giá trị lợi ích...

6/ Không quan tâm lương thưởng, đào tạo nhân viên

Thực tế, điều nhân viên quan tâm nhất là việc những gì mình đang làm có đang tạo ra giá trị hay không? Giá trị cho khách hàng, giá trị cho doanh nghiệp. Và sự tuyên dương, khen thưởng sẽ là câu trả lời hoàn chỉnh nhất cho những thắc mắc ấy.

Cho dù chỉ là một phần thưởng nhỏ, hay thậm chí chỉ là một sự thừa nhận, vinh danh cũng đủ khiến nhân viên cảm thấy hài lòng. Họ muốn được công nhận và khen thưởng vì làm việc tốt, và họ xứng đáng nhận được điều đó.

Cùng với việc được thừa nhận năng lực thì cơ hội phát triển chính là một yếu tố quan trọng giúp giữ chân nhân viên của bạn. Họ luôn muốn được làm việc trong một môi trường được hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kỹ năng toàn diện hơn, và thật sai lầm nếu như các chủ doanh nghiệp không làm được điều đó. Được làm việc một cách tự do, được học hỏi những kỹ năng mới và được nhận trách nhiệm sẽ làm tăng khả năng nhân viên cảm thấy hạnh phúc hơn trong công việc của mình.

7/ Chỉ suy nghĩ và có tầm nhìn ngắn hạn

Nhiều doanh nghiệp nhỏ có thể đạt được một tốc độ tăng trưởng chóng mặt, đó là lý do khiến cho chủ doanh nghiệp quay cuồng với hàng tá công việc ngày nối ngày, hạn chế những suy nghĩ mang tầm lâu dài hơn cho tương lai. Điều đó có thể gây bất lợi cho sự thành công của một doanh nghiệp trong thời đại cạnh tranh khốc liệt và các yếu tố thị trường thường xuyên thay đổi như hiện nay.

Là chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn phải liên tục giải quyết các vấn đề trong ngày, nhưng nếu bạn không dành thời gian để ngồi lại, suy ngẫm và vạch ra kế hoạch cho tương lai thì có thể bạn sẽ phải hối hận về sau. Hãy dành thời gian mỗi quý một lần để lên kế hoạch cho những chiến lược, với những người quan trọng xung quanh bạn nhé.

8/ Thiếu sự ủy quyền

Nhiều người có bản năng tự chủ hay xu hướng muốn dựa vào khả năng của mình để thành công có thể sẽ bị quá tải vì stress. Bạn có thể nhồi nhét 80 giờ làm việc trong vòng 1 tuần nhưng sẽ không thể theo kịp tốc độ đó. Dù cho là thần đồng đi chăng nữa thì bạn cũng không thể tự giải quyết được mọi việc, bạn cần đến sự hỗ trợ từ những người khác, đặc biệt là nhân viên cấp dưới của mình. Khi đó, cần đến sự ủy quyền và ủy thác trách nhiệm công việc cho những người có chuyên môn phù hợp, quan trọng là bạn cần phải tin tưởng họ. Và rồi bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào những gì mà bạn làm tốt nhất và mọi công việc sẽ vận hành một cách mượt mà.

9/ Tạo ra một sự tắc nghẽn thông tin

Khi một chủ doanh nghiệp nhỏ trở nên căng thẳng, họ có xu hướng tạo ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết những vấn đề tồn đọng. Một ví dụ điển hình là việc bị “thắt nút cổ chai” trong quá trình ra quyết định. Khi xảy ra điều này, quyết định có thể không được thực hiện, gây ra một sự tắc nghẽn thông tin từ trên xuống dưới khiến cả nhân viên và khách hàng của bạn khó chịu. Bằng cách thuê đúng người và đảm bảo tất cả mọi người đều thông suốt về mục tiêu tổng thể, bạn sẽ cho phép doanh nghiệp của mình phát triển mạnh mẽ.

Trên đây là những sai lầm mà nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tránh để đảm bảo việc phát triển kinh doanh của mình. Đến đây thì bạn có thể cân nhắc đầu tư vào phần mềm quản lý bán hàng để giảm áp lực quản lý, bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp của mình.

(Tổng hợp từ business2community.com)

Mời bạn tham khảo:

>> Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí

>> Phần mềm quản lý kho

>> Phần mềm quản lý bán hàng mỹ phẩm

 

 

 

Chia sẻ:

Bài viết liên quan

https://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webphttps://cms.mekongsoft.com.vn/static/image/logo/5457b3d7118e432a9f44c00ca6a222f5-9512d0e5bdc14955a5723f6ea89a5fff-0710b6030c034c6ba8d85df298a64508-footer (6).webp

Hãy liên hệ MekongSoft để tư vấn các phần mềm nâng cao

Hồ Chí Minh

0944 443 558

Số 64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

support@mekongsoft.com.vn

Kiên Giang

0901 000 508

L.33-7 đường số 2, KDC An Bình, Phường An Bình, TP.Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang

Cần Thơ

0939 802 202

D7 Lê Tấn Quốc, KĐTM Hưng Phú, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, TP.Cần Thơ

logo

Công ty Cổ phần phần mềm Mekong

Điểm nổi bật của MekongSoft là tư vấn thiết kế các hệ thống phần mềm riêng theo tư duy quản lý chuyên biệt của từng doanh nghiệp, phù hợp và dễ sử dụng nhất. Chi phí hợp lý theo đặc thù lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và quy mô của Quý khách hàng.

Liên hệ

64 Nguyễn Đình Chiểu, Phường ĐaKao, Quận 1, HCM

0944 443 558

support@mekongsoft.com.vn

@2023 MEKONGSOFT. ALL RIGHTS RESERVED